5 thực phẩm dù mọc mầm này vẫn dùng được, có khi dinh dưỡng gấp 2, nhiều người lầm tưởng nên bỏ phí

Hoa Thu, | 20/01/2024, 22:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Một số loại rau củ, hạt khi mọc mầm có nhiều chất độc, gây hại cho sức khỏe. Nhưng ngược lại cũng có không ít loại thực phẩm lại được nhân đôi dinh dưỡng khi ở giai đoạn nảy mầm.

Gạo lứt

5 thực phẩm dù mọc mầm này vẫn dùng được, có khi dinh dưỡng gấp 2, nhiều người lầm tưởng nên bỏ phí - Ảnh 4.

Gạo lứt nảy mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit gamma-aminobutyric (chất giúp ức chế truyền tín hiệu thần kinh và làm tăng sự tổng hợp protein và hormone tăng trưởng, đồng thời giúp cải thiện chất lượng tế bào não), oryzanol (có tác dụng ngăn ngừa và điều trị đường tiêu hóa, còn có thể làm giảm lo âu, đau bụng kinh nguyên phát ở phụ nữ)

Ngoài ra, trong hạt gạo lứt đã nảy mầm sẽ kích hoạt hoạt động số lượng lớn nguồn enzim. Chẳng hạn như phytase, magie và các khoáng chất khác, giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

Mẹo bảo quản: nên ăn trong vòng 6-12 tháng và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Những thực phẩm mọc mầm không nên ăn

Bên cạnh đó, có những loại thực phẩm mọc mầm chúng ta tuyệt đối không ăn vì có thể ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên đây là hai thực phẩm rất quen thuộc trong thực đơn hàng ngày.

Khoai tây

Khoai tây là loại củ rất phổ biến ở Việt Nam. Nhưng khi khoai đã mọc mầm thì không nên ăn. Trong các loại rau, củ mà con người sử dụng thì khoai tây mọc mầm là chứa độc tố cao hàng đầu.

Khoai tây mọc mầm có chứa chất solanin, chủ yếu ở vị trí chân mầm và lớp vỏ xanh bên ngoài. Solanin là một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn.

Ăn khoai tây mọc mầm với số lượng lớn, người sử dụng có thể bị trúng độc, biểu hiện là đau bụng, tiêu chảy, sốt, sốc, thậm chí là co giật, hôn mê, suy hô hấp... Nếu nạp vào cơ thể chất solanin với liều lượng 0,2-0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể có thể dần tới tử vong. Tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm.

Khi chọn mua khoai tây, người nội trọ nên chọn những củ khoai tây cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn, vỏ trơn nhẵn, có màu vàng, không có dấu hiệu sứt mẻ, mọc mầm..

5 thực phẩm dù mọc mầm này vẫn dùng được, có khi dinh dưỡng gấp 2, nhiều người lầm tưởng nên bỏ phí - Ảnh 5.

Lạc

Nếu củ lạc mới mọc mầm thì ta cũng có thể ăn được, nhưng không khuyến khích ăn. Lạc được tách ra khỏi vỏ thì rất dễ bị nhiễm nấm mốc và sinh ra chất ung thư aflatoxin.

Mẹo bảo quản: Nếu để lạc ở nơi ẩm thấp thì rất dễ sinh ra độc tố. Do đó, chú ý để nơi thoáng mát, trước khi cất trữ thì đem ra nắng phơi thật khô.

Khoai lang

Khoai lang để lâu rất dễ mọc mầm. Đồng thời lúc này, chất dinh dưỡng trong khoai bị mất đi do tinh bột và đường bị phân hủy. Trong quá trình phân hủy, nó có thể sinh ra nhiều chất có hại cho cơ thể. Sau khi ăn có những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, có thể gây hôn mê hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Mẹo bảo quản: khoai lang có thể bảo quản được 3-4 tuần khi để ở nơi thoáng mát, khô ráo, nên mua số lượng nhỏ để bảo quản dễ dàng hơn.

Theo Phụ nữ số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/5-thuc-pham-du-moc-mam-nay-van-dung-duoc-co-khi-dinh-duong-gap-2-nhieu-nguoi-lam-tuong-nen-bo-phi-193240119220952247.htm
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/5-thuc-pham-du-moc-mam-nay-van-dung-duoc-co-khi-dinh-duong-gap-2-nhieu-nguoi-lam-tuong-nen-bo-phi-193240119220952247.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 thực phẩm dù mọc mầm này vẫn dùng được, có khi dinh dưỡng gấp 2, nhiều người lầm tưởng nên bỏ phí