Ảnh minh họa
Rau chân vịt là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, ít calo. Trung bình 3 chén rau chân vịt có thể cung cấp 18mg sắt, nhiều hơn lượng sắt có trong 226 gram thịt bò. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều vitamin C. Đây là loại vitamin quan trọng giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
Hàu và hải sản
Ảnh minh họa
Hàu là loại hải sản có chứa hàm lượng sắt và kẽm tự nhiên dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch của con người. Một khẩu phần hàu có thể cung cấp gần 1/2 nhu cầu sắt hàng ngày.
Các loại hải sản khác như cá mòi, sò điệp, trai, tôm, cá ngừ, cá thu... cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào.
Hạt vừng
Ảnh minh họa
Vừng không chỉ giàu chất béo, axit béo bão hóa, các chất chống oxy hóa có lợi mà nó còn cung cấp một lượng sắt dồi dào. 100 gram vừng có thể chứa khoảng 10mg vi chất sắt.
Bạn có thể sử dụng vừng để làm muối vừng, nấu chè, làm nhân bánh, mứt, sữa hạt...
Nghệ
Ảnh minh họa
Nghệ không chỉ là một loại gia vị giúp tăng hương vị, màu sắc cho các món ăn mà nó còn chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá. 100 gram nghệ tươi có thể cung cấp 55 mg sắt. Ngoài ra, nghệ còn chứa nhiều protein, kali, mangan...
Bạn có thể bổ sung nghệ vào các món ăn để tạo màu sắc, mang đến hương vị thơm ngon hơn, sử dụng bột nghệ, tinh bột nghệ để nấu sữa...
Sô cô la đen
Ảnh minh họa
Sô cô la đen (chứa nhiều ca cao), rất giàu flavonoid - chất chống oxy hóa có tác dụng làm tăng lưu lượng máu tới não. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người cao niên, vì nó có thể giúp ngăn ngừa sự suy giảm tinh thần.
Sô cô là đen còn rất giàu magiê. Tiêu thụ đủ lượng magiê mỗi ngày là điều cần thiết để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt, giúp giảm căng thẳng.