Cơ sở dữ liệu thu thập nồng độ trung bình hàng năm của các hạt cát mịn (PM10 và PM2.5). PM2.5 bao gồm các chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như sulfate, nitrat và carbon đen, gây ra những rủi ro lớn nhất đối với sức khỏe con người. Các khuyến nghị về chất lượng không khí của WHO kêu gọi các nước giảm mức ô nhiễm không khí xuống giá trị trung bình hàng năm là 20 μg / m3 đối với PM10 và 10 μg / m3 đối với PM2.5.
Trong năm 2016, các con số này là 102,3 μg / m3 đối với PM10 và 47,9 μg / m3 đối với PM2.5 ở Hà Nội và 89,8 μg / m3 đối với PM10 và 42 μg / m3 đối với PM2.5 ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Bộ Y tế Công cộng - các yếu tố môi trường và xã hội của WHO cho biết: “Nhiều siêu đô thị trên thế giới vượt quá mức độ hướng dẫn của WHO về chất lượng không khí gấp 5 lần. “Chúng tôi đang chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về mặt chính trị cũng như những khó khăn trong lĩnh vực y tế công cộng hiện nay. Sự gia tăng ở các thành phố được ghi lại qua dữ liệu phản ánh mức độ ô nhiễm không khí cũng như những cam kết đánh giá và giám sát chất lượng không khí”.
Theo Báo cáo năm 2013 về ô nhiễm không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở Việt Nam, các nguồn ô nhiễm không khí chính là giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ và quản lý chất thải không đúng cách.
Ô nhiễm không khí không hề có biên giới. Cải thiện chất lượng không khí là giải pháp hiệu quả nhất để đem lại những tác động tích cực cho sức khỏe con người.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Tác hại của không khí ô nhiễm đến sức khỏe trẻ em
Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WHO