"Kết quả của chúng tôi cho thấy thừa cân hoặc béo phì có thể là một rủi ro với CHIP vì gây viêm trong cơ thể và thay đổi tủy xương, nơi tạo ra các tế bào máu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu và bệnh tim mạch" - phó giáo sưu Santhosh Pasupuleti, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Phát hiện này mở đường cho việc nghiên cứu các chiến lược điều trị mới liên quan đến CHIP và ung thư máu, một nhóm bệnh ung thư nguy hiểm và khó điều trị.
Họ cũng phát hiện ra một số thuốc dùng để điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường - vốn cũng thường liên quan đến béo phì - có thể giúp ích ở một mức độ nào đó trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào máu bất thường, từ đó giảm nguy cơ ung thư máu.
Tất nhiên, quan trọng nhất vẫn là đẩy lùi béo phì, căn bệnh liên quan chính đến chế độ ăn và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Không chỉ ung thư máu, béo phì được liên kết với một loạt các dạng ung thư khác và có ý kiến cho rằng nó thậm chí đang gây ung thư nhiều hơn thuốc lá, hoặc ít nhất là sắp sửa "soán ngôi".
Một công trình toàn cầu của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) năm 2018 đã chỉ ra béo phì liên quan đến 12 loại ung thư khác nhau: ung thư dạ dày, miệng - cổ họng, gan, buồng trứng, ruột, túi mật, thận, thực quản, tuyến tụy, tử cung, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư tuyến tiền liệt.