Trong đồ muối chua thường chứa nhiều nitrit, việc ăn vào cơ thể có thể gây ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, nếu ăn đồ muối chua còn dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và gây ra các tai biến về tim mạch, mạch máu não.
Thực phẩm bị mốc
Nhiều gia đình vì tiếc rẻ đồ ăn đã có hiện tượng mốc mà thường cắt bỏ đi phần mốc rồi tiếp tục sử dụng phần còn lại. Nhưng khi đồ ăn bị mốc thì chúng lại sản sinh lượng độc tố aflatoxin. Đây là loại chất gây ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan và ung thư tuyến tụy. Do đó, nếu đã thấy thực phẩm hiện tượng mốc thì bạn nên vứt bỏ ngay.
Đồ ăn để quá 24 giờ
Đừng nấu quá nhiều đồ ăn rồi để lưu cữu nhiều ngày trong tủ lạnh. Thức ăn thừa không nên để lâu quá 24 giờ vì chúng dễ sản sinh nhiều nitrit, có thể gây ung thư dạ dày.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Trang, Phụ trách khoa Dinh Dưỡng Tiết Chế, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, tình trạng sức khỏe hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Nếu ăn uống ít muối, đường sức khỏe sẽ tốt hơn. Các thực phẩm giàu omega-3, nhiều rau xanh, trái cây cũng giúp bạn giảm 30% nguy cơ bệnh tim mạch. Các chế độ ăn bằng các thực phẩm giàu chất xơ, chất béo không bão hòa giúp bạn ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
Với bệnh ung thư, theo bác sĩ Trang chế độ ăn không lành mạnh làm tăng nguy cơ ung thư.
Ngoài ra bác sĩ Trang cũng khuyến cáo người nội trợ cũng cần lưu ý khi lựa chọn chất phụ gia tăng màu sắc, độ bền của thực phẩm. Các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe như các loại màu thực phẩm vàng chanh (số 65), màu vàng cam (số 6), màu đỏ (số 3 và số 40). Hiện cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu, hay FDA Hoa Kỳ đều khuyến cáo sử dụng phụ gia đúng liều lượng, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn để giảm nguy cơ.
Để hạn chế các yếu tố xấu từ thực phẩm lên hệ gene, kích thích bệnh tật phát triển, bác sĩ Trang khuyến cáo thêm người dân cần tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, ngủ đủ giấc.