Ngôi chùa có 2 tầng với tổng diện tích khoảng 300m2.
Khi nhìn từ trên cao xuống, Quan Âm Các dường như ở trong tư thế “chênh vênh” giữa sông nhưng thực chất phần móng của chùa vô cùng vững chắc. Đây chính là bí mật giúp ngôi chùa cổ tồn tại qua nhiều thập kỷ, bất chấp dòng nước lũ chảy xiết liên tục cuồn cuộn dâng cao hàng năm.
Cụ thể, phần móng của Quan Âm Các chính là khối đá Long Bàn, có cấu trúc hình vòng cung. Đặc điểm này của khối đá ngâm vừa giúp giảm lực nước tác động lên ngôi chùa, đồng thời điều tiết dòng chảy của sông Trường Giang.
Ngoài ra, bức tường đá phía ngoài Quan Âm Các được xây dựng một cách tinh giản, toàn bộ đều có hình tam giác. Khi nước lũ ập đến, bức tường phía ngoài này sẽ ghìm lại trọng lực của dòng nước cuồn cuộn nên khu vực phía sau bức tường chịu trọng lực nhỏ hơn rất nhiều.
Ngày 14/7/2020, mực nước sông Trường Giang dâng cao khiến Quan Âm Các bị ngập tới tầng 2, chỉ còn lộ bức tường trắng ngói xanh. Do được xây theo thế rồng cuộn nên khi nước lũ dâng cao, di tích này nhìn giống như một con rồng hung mãnh đang phun nước.
"Đây không phải là lần đầu tiên Quan Âm Các trải qua trận lụt lớn", Giám đốc Bảo tàng Ngạc Châu Tần Song Lâm khẳng định trong trận lũ nghiêm trọng năm 2020.
Phần chân móng Quan Âm Các lộ ra vào mùa khô.
Không chỉ được xem là “công trình kiên cường nhất thế giới”, tại Ngạc Châu, nhiều người dân còn ví Quán Âm Các như một máy dò mực nước. Người già ở đây có thể dựa vào mực nước tại chùa để dự đoán mức độ nguy hiểm khi mưa lũ xảy ra.
Năm 2006, Quán Âm Các được công bố là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia, được nhà nước bảo vệ. Chùa còn là công trình được nhiều kiến trúc sư hiện này tìm đến, nghiên cứu và học hỏi do có kiến trúc độc đáo và trường tồn theo năm tháng.
Mặc dù ngôi chùa này hiện không mở cửa đón khách tham quan nhưng nhiều người vẫn tò mò tìm tới Ngạc Châu để có thể tận mắt chiêm ngưỡng và khám phá công trình độc đáo này.