Cháo kê làm tăng đường huyết hay hạ đường huyết?
Việc đánh giá liệu một loại thực phẩm có làm tăng lượng đường trong máu hay không chủ yếu phụ thuộc vào chỉ số đường huyết của nó.
"Bảng thành phần thực phẩm Trung Quốc" chỉ ra rằng, chỉ số đường huyết (GI) của hạt kê là 71, thấp hơn gạo là 83, nhưng phương pháp nấu của hạt kê không được nêu rõ trong bảng.
Nhóm của giáo sư Shen Quin tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã tiến hành một nghiên cứu đặc biệt về điều này. Nghiên cứu cho thấy giá trị GI của hạt kê chưa được ngâm và nấu trong 20 phút là 64,4 và giá trị GI của cháo sẽ tăng lên 93,6. Giá trị GI của hạt kê được ngâm qua đêm và nấu trong 60 phút cũng cao tới 89.
Chỉ xét về chỉ số GI, hạt kê không phải là thực phẩm có chỉ số GI thấp. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết cao nên thận trọng khi ăn những thực phẩm có chỉ số GI lớn hơn 70, nên chú ý ăn ít cháo kê.
Đối với người bình thường, thỉnh thoảng ăn cháo kê sẽ không hại gì nên không cần quá lo lắng.
Bệnh nhân tiểu đường có ăn cháo kê được không?
Chỉ số GI của cháo kê cao đến mức nhiều bệnh nhân tiểu đường cảm thấy họ hoàn toàn không thể ăn, điều này không chính xác. Người bị tiểu đường có thể ăn cháo kê nhưng cần chú ý những điều này.
1. Không ăn quá nhiều cháo kê
Ngoài việc không nên ăn nhiều cháo kê, khuyến cáo người bệnh không nên nấu mỗi một nguyên liệu là hạt kê mà cần thêm một số loại ngũ cốc khác vào cùng. Điều này không chỉ có thể làm tăng hàm lượng chất xơ trong cháo mà còn giảm đáng kể chỉ số GI của cháo, hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu sau ăn.
2. Không nấu cháo quá lâu
Cháo càng dẻo mịn thì cơ thể càng dễ tiêu hóa và hấp thụ, khiến lượng đường trong máu không được kiểm soát. Vì vậy khi nấu cháo cần lưu ý không nấu quá lâu.
3. Thêm nguyên liệu vào cháo
Khi nấu cháo, ngoài việc cho thêm một số loại ngũ cốc khác, còn có thể thích hợp cho thêm một số loại rau và thịt. Việc bổ sung những thực phẩm này không những có thể làm giảm chỉ số GI mà còn có thể giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng đa dạng.
4. Ăn cháo nguội sẽ tốt hơn
Tinh bột trong cháo sau khi nấu chín sẽ bị phân hủy hoàn toàn, ăn ngay khi nóng sẽ khiến lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh hơn. Sau khi cháo nguội, tinh bột sẽ hình thành tinh bột kháng, tốc độ tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể sau khi vào cơ thể cũng giảm đi. Khi hâm nóng cháo lại, tinh bột kháng vẫn còn và không bị giảm đi nhiều.
5. Ăn cháo từ từ
Nhiều người thích húp cháo, húp vài cái là hết bát cháo, điều này không tốt cho việc kiểm soát đường huyết, dễ khiến đường huyết sau bữa ăn tăng nhanh.
Cách làm đúng là ăn từng ngụm nhỏ và nuốt từ từ, tốt nhất trong quá trình này nên ăn thêm món ăn khác để có thể kéo dài thời gian ăn uống.