Thay vì đánh giá điểm số, nhiều giáo viên đã chọn hình thức "đánh giá" như thế này khiến phụ huynh và học sinh rất vui vẻ.
Giáo viên, hiệu trưởng nói gì?
Thực tế tại Việt Nam, việc xếp thứ tự học sinh không phải yêu cầu bắt buộc của Bộ GD&ĐT hay bất kỳ địa phương nào. Song, các trường vẫn có dữ liệu thứ hạng của học sinh, nhằm theo dõi kết quả học tập, đánh giá.
Cô Đỗ Thị Dung, giáo viên trường THCS Dương Liễu (Hà Nội) cho rằng, cô không có bản xếp hạng theo điểm cho học sinh bao giờ vì quan điểm không làm như vậy. Tuy nhiên, giáo viên này cho rằng, đôi khi làm dữ liệu, không để ý máy xếp sẵn quên không sửa thì mới bị có bảng xếp hạng này.
Tuy nhiên, theo cô Dung, nói có bảng xếp hạng điểm này sẽ gây áp lực cho phụ huynh cũng như học sinh thì không hẳn.
"Điều này lại phụ thuộc vào quan điểm của chính phụ huynh và học sinh. Nhưng chắc chắn, không xếp hạng theo điểm sẽ đỡ áp lực cho học sinh" - giáo viên này nói.
Hiệu trưởng một trường THCS tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhìn nhận bất kỳ hoạt động nào cũng cần được đánh giá. Vì đã học và thi thì phải có đánh giá, xếp loại.
"Tất cả các ngành khác cũng có cách đánh giá vậy tại sao giáo dục lại không?" - vị hiệu trưởng này đặt ra câu hỏi.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, giáo viên trường THCS Minh Khai (Hà Nội ) cho rằng, việc xếp hạng học sinh theo điểm số nhà trường không làm.
"Trước đây, nhà trường có xếp hạng theo điểm số nhưng bây giờ nếu xếp loại như vậy mang tính chất phân biệt học sinh quá" - bà Dung chia sẻ.
Mang quan điểm "thầy cô thay đổi, phụ huynh thay đổi và trường học hạnh phúc", thay vì xếp hạng theo điểm để đánh giá từng học sinh, cô Dung đã làm việc sẽ viết những lá thư gửi tới phụ huynh cũng như học sinh để thông báo thành tích của con và điểm mạnh của con.
Cô cho biết, đã luôn động viên các giáo viên bộ môn trong trường có một hình thức làm việc nào để có mối liên hệ với phụ huynh, hướng dẫn các phương pháp đồng hành tích cực, thay vì một bản xếp hạng khô cứng.
"Nếu các trường áp dụng đánh giá qua điểm số mà sau phụ huynh nhận được lại không thấy vui vẻ, lúc nào cũng chì chiết con vì kết quả học tập, việc bỏ hay giữ xếp thứ hạng thì việc xếp loại, đánh giá không có ý nghĩa" - vị hiệu trưởng nói.
Tuy nhiên, theo nhiều hiệu trưởng ở Hà Nội, việc xếp thứ tự học sinh giúp theo dõi kết quả, tạo động lực thi đua, nên không có gì xấu.
Một vị hiệu trưởng một trường THCS ở Phú Xuyên, Hà Nội cho rằng, việc xếp hạng theo điểm số cũng có mặt tích cực. Vì theo bà, nếu không có điểm số, đôi khi học sinh sẽ ỉ lại không học. Giáo viên sẽ không không có dữ liệu biết học sinh nào tiến bộ, học sinh nào cần cố gắng hơn để có biện pháp giáo dục phù hợp kịp thời.