Cá mập sống sót qua thảm họa tuyệt chủng như thế nào?

Nguyễn Minh | 03/05/2022, 11:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tồn tại trên Trái đất hơn 400 triệu năm, cá mập đã học được cách đối phó với thảm họa tự nhiên.

Như vậy, cá mập có thể cảm nhận được sự thay đổi áp suất khi thiên tai xuất hiện và bơi đến nơi chúng cảm thấy an toàn hơn. Trong hầu hết trường hợp, nơi an toàn hơn thường là những vùng nước nằm sâu trong đại dương.

Đón đầu những cơn bão

Cá mập có “độ nhạy” với áp suất khí quyển.

Bằng cách khám phá hành vi của cá mập hiện nay, các nhà nghiên cứu có thể giải thích cách tổ tiên chúng sống sót. CRS đã quan sát các yếu tố môi trường của cơn bão nhiệt đới Gabrielle và nhận thấy lượng mưa, tốc độ gió, mực nước thủy triều và dòng chảy thủy triều có sự khác biệt rất nhỏ.

Trên thực tế, trước khi cơn bão ập đến, tốc độ gió không mấy thay đổi, độ mặn của nước biển chưa giảm xuống mức báo động.

Thay vào đó, áp suất khí quyển giảm sẽ là dấu hiệu cảnh báo. Nhiều loài cá mập có một cơ quan cảm giác đặc biệt, chạy dọc suốt cơ thể, kết nối từ đuôi tới đầu và quai hàm, gọi là “đường cảm giác” (lateral line).

Cơ quan này chứa các dây thần kinh giúp thu nhận các rung động nhỏ nhất và sự thay đổi áp suất trong nước. Theo thí nghiệm của Trường Đại học Aberdeen, chỉ cần áp suất giảm 0,005 bar, cá mập lập tức phản ứng 10 giây sau đó.

Nhờ hệ thống cảnh báo đặc biệt này, cá mập có thể phát hiện ra từ trường hoặc chuyển động kiến tạo của Trái đất. Chúng có thể cảm nhận được những rung động trong nước hoặc phát hiện ra một số âm thanh phát ra trước khi núi lửa phun trào.

Tuy nhiên, các loài cá mập có phản ứng khác nhau. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Miami, một số loài cá mập như cá mập hổ thích “săn bão”. Loài này bị thu hút đến những nơi có nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, thường là nơi có cường độ, tần suất cao khi xảy ra bão.

Chúng đã ở lại trong vùng nước gần bờ suốt cơn bão, thậm chí sinh sản trong thời gian này. Dường như chúng đã thích nghi để sống chung với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và phát triển mạnh hơn sau đó.

Tương tự, ở gần quần đảo Solomon, nơi ngọn núi lửa Kavachi hoạt động, nhiều loài cá mập như cá mập đầu búa, cá mập lông mượt sinh sống. Nước ở đây chứa lưu huỳnh, carbon dioxide và methane gây nguy hiểm cho con người. Nhưng cá mập đã thích nghi với việc sinh sống trong vùng nước độc và tránh xa khỏi loài người.

Trong khi hầu hết các loài cá mập dần trở lại vùng nước nông sau cuộc tuyệt chủngPermi-Trias, một số loài thích nghi vĩnh viễn với điều kiện sống ở những vùng nước sâu và ở lại đó cho đến ngày nay.

Như vậy, cá mập cũng thích nghi nhanh chóng với nhiều dạng điều kiện sống khác nhau và tìm cách để sinh sôi nảy nở.

Tuy nhiên, cá mập hiện phải đối mặt với sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ 6, Holocen, do con người gây ra. Đối phó với thảm họa này, cá mập sẽ cần nhiều hơn những giác quan bản năng để sống sót.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/ca-map-song-sot-qua-tham-hoa-tuyet-chung-nhu-the-nao-idyDNRlnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/ca-map-song-sot-qua-tham-hoa-tuyet-chung-nhu-the-nao-idyDNRlnR.html
Bài liên quan
400 ngôn ngữ đã tuyệt chủng trong thế kỷ 20
(GDTD) - Khoảng 400 ngôn ngữ đã tuyệt chủng trong thế kỷ 20. Khoảng 1/2 số ngôn ngữ còn lại trên thế giới biến mất vào cuối thế kỷ 21.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cá mập sống sót qua thảm họa tuyệt chủng như thế nào?