400 ngôn ngữ đã tuyệt chủng trong thế kỷ 20

VH | 19/08/2021, 20:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTD) - Khoảng 400 ngôn ngữ đã tuyệt chủng trong thế kỷ 20. Khoảng 1/2 số ngôn ngữ còn lại trên thế giới biến mất vào cuối thế kỷ 21.

Nhiều ngôn ngữ từng tồn tại và sau đó biến mất không để lại nhiều dấu vết. Cùng ngôn ngữ, các nền văn hóa độc đáo, kiến thức cổ đại và di sản cũng có thể biến mất.

Theo BBC, khoảng 400 ngôn ngữ đã tuyệt chủng trong thế kỷ qua. Khoảng 1/2 số ngôn ngữ còn lại trên thế giới biến mất vào cuối thế kỷ này.

1. Tiếng Norn

ngon-ngu-co1.jpeg
Đảo Northern Isles, Scotland nơi ngôn ngữ Norn của người Viking từng phát triển nở rộ.

Norn là quà tặng của người Viking cho vùng đảo Northern Isles (Orkney và Shetland) của Scotland. Sau một thời gian dài người Viking cai trị, cuộc sống và ngôn ngữ của Scotland thay đổi đáng kể. Song, khi văn hóa Viking mờ nhạt, ngôn ngữ Scots và tiếng Anh đã thay thế Norn. Ngôn ngữ Norn dần biến mất và sau đó tuyệt chủng hoàn toàn.

2. Etruscan

ngon-ngu-co3.jpeg
Bằng chứng về ngôn ngữ Etruscan.

Đây là ngôn ngữ cổ của của người Latin. Theo sử sách, vào những năm 700 - 800 TCN, ở miền bắc Italy, sau khi sát nhập với La Mã, Etruscans được xem là một vùng đất thịnh vượng, với một ngôn ngữ độc nhất.

Hiện, theo thống kê, có rất ít chữ viết của người Etruscan còn lưu lại. Etruscan và Latin là hai ngôn ngữ đã được nói nhiều trong thời La Mã cổ đại. Song, tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ cổ xưa và thịnh hành hơn.

Trước khi người La Mã lên nắm quyền vào năm 500 TCN, người Etrusca cai trị phần lớn lãnh thổ nước Italy. Người Etrusca có ngôn ngữ riêng. Nền văn minh Etrusca tồn tại từ khoảng thời gian có những bản khắc cổ sớm nhất bằng tiếng Etrusca năm 700 TCN, trước khi bị đồng hóa với CH La Mã vào thế kỷ thứ 1 TCN.

3. Bo

ngon-ngu-co4.jpeg
Quần đảo Andaman.

Tiếng Bo - một trong những ngôn ngữ cổ của quần đảo Andaman của Ấn Độ đã mãi mất đi vào năm 2010.

Năm 2010, người nói tiếng Bo cuối cùng đã qua đời ở tuổi 85. Cụ bà này là người lớn tuổi nhất của Great Andaman - một bộ tộc được cho là đã sống trên đảo 65.000 năm. Ngày nay, có 52 người Great Andaman trên đảo. Bên cạnh đó, tiếng nói của họ cũng đang dần biến mất.

4. Manx Gaelic

ngon-ngu-co5.gif
Tiếng Manx dần biến mất từ thế kỷ 19.

Có quan hệ mật thiết với tiếng Ailen và Scotland, ngôn ngữ Manx Gaelic được sử dụng trên Đảo Man. Song, tiếng Manx Gaelic dần biến mất vào thế kỷ 19. Theo báo cáo của The Guardian, nạn nghèo đói xuất hiện trên hòn đảo và mọi người bắt đầu nghĩ rằng, ngôn ngữ này là một phần nguyên nhân.

Tuy nhiên, quá trình phục hưng tiếng Manx đã được thực hiện nhờ sự thành lập của Bunscoill Ghaelgagh trong 2001. Đây là một trường tiểu học dạy gần như hoàn toàn bằng Manx.

Khi Unesco tuyên bố tiếng Manx tuyệt chủng vào năm 2009, những đứa trẻ trong trường đã viết thư cho tổ chức và hỏi: "Nếu ngôn ngữ của chúng ta đã tuyệt chủng thì chúng ta đang viết bằng ngôn ngữ nào?".

Công nghệ đã đi đầu trong công cuộc phục hưng tiếng Manx. Trong đó, không thể không kể đến nỗ lực truyền thông xã hội, các dự án và ứng dụng nhằm bảo tồn ngôn ngữ. Các nhạc sĩ thậm chí đã phát hành ca khúc được hát gần như hoàn toàn bằng ngôn ngữ cổ.

Trong cuộc điều tra dân số trên hòn đảo vào năm 2016, có 1.800 người cho biết họ có thể sử dụng Manx Gaelic dưới một số hình thức.

Bài liên quan
Những thống kê thú vị về bút
(GDTD) - Cây bút máy đắt nhất là “Fulgor Nocturnus”. Nó được làm bởi Tibaldi đến từ Italy. Chiếc bút được trang trí bằng 945 viên kim cương đen và 123 viên hồng ngọc. Giá của nó là 8 triệu USD.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
400 ngôn ngữ đã tuyệt chủng trong thế kỷ 20