Nguồn gốc của chữ viết

VH | 08/08/2021, 13:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTD) - Chữ hình nêm là một trong những hình thức diễn tả bằng chữ viết được biết tới sớm nhất, khoảng thế kỷ 30 trước công nguyên.

Ngày nay, chúng ta có thể nhờ đến các thiết bị công nghệ để tạo ra văn bản. Tuy nhiên, trong lịch sử loài người, viết là một nỗ lực thủ công. Chữ viết có một truyền thống lâu đời, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc của nó.

1. Hệ thống chữ viết đầu tiên trên thế giới

chu-viet1-1-(1).jpeg
Chữ hình nêm là phát minh của người Sumer. 

Chữ hình nêm là một trong những hình thức diễn tả bằng chữ viết được biết tới sớm nhất, khoảng thế kỷ 30 trước công nguyên.

Chữ hình nêm là phát minh của người Sumer. Từ 4.000 năm trước Công nguyên, cùng với việc khai phá lưu vực Lưỡng Hà, họ đã sáng tạo ra kiểu chữ viết này. Đây là loại chữ tượng hình. Khi cần biểu đạt ý nghĩa phức tạp, người dùng sẽ ghép hai phù hiệu với nhau.

Ví dụ: Ghép ”bò” với ”núi” thì thành bò rừng; "mắt” ghép thêm với "nước” thì thành "khóc” …

Ngoài ra, một phù hiệu có thể mang nhiều ý nghĩa. Ví dụ, chữ ”chân” còn chỉ ý ”đi lại”, ”đứng thẳng”... Mỗi phù hiệu cũng biểu thị một thanh âm. Ví dụ, ”mũi tên” và ”sinh mệnh” trong tiếng Sumer là từ đồng âm nên biểu thị bằng một phù hiệu.

Chữ hình nêm thường được khắc vào các viên đất sét thường chỉ rộng vài cm.

Chữ hình nêm được truyền sang nhiều nơi ở Tây Á, đóng góp lớn lao vào nền văn minh của loài người. Năm 2007 trước Công nguyên, vương triều cuối cùng của người Sumer suy vong. Vương quốc Babylon đã kế thừa và phát triển di sản văn hóa này.

2. Sự khác biệt của chữ viết ở từng khu vực

chu-viet2.jpeg
Nhiều khu vực có chữ viết khác nhau.

Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, các hệ thống chữ viết khác nhau đã phát triển theo từng khu vực. Thời điểm đó, nhiều người đã chỉnh sửa hệ thống chữ viết hiện có để tạo ra phong cách riêng.

Tuy nhiên, điều đó khiến những cuốn sách trở nên khó đọc đối với một số người không được học về chữ viết chính xác. Tất cả các cuốn sách đều được viết bằng tiếng Latinh. Song, chữ cái được "biến tấu" khác nhau đến mức, nhiều người không thể đọc được chữ viết từ các vùng khác.

3. Chữ Carolingian

chu-viet3.jpeg
Chữ Carolingian được dùng phổ biến ở Pháp, Đức, Bắc Italy và Anh.

Vào thế kỷ thứ 9, cựu hoàng đế La Mã Thần thánh Charlemagne đã ra lệnh sử dụng cùng một loại chữ viết trên khắp Đế quốc. Được gọi là Carolingian siêu nhỏ, hệ thống chữ viết này được sử dụng ở Pháp, Đức, Bắc Italy và Anh cho đến thế kỷ 11.

4. Chữ viết tay được "đánh giá cao"

Vào thế kỷ 15, học giả người Đức Johannes Trithemius đã bảo vệ chữ viết tay. Ông tuyên bố, mặc dù kinh thánh có thể tồn tại trong 1.000 năm, nhưng cuốn sách in ra chỉ là "tờ giấy và trong một thời gian ngắn sẽ bị phân hủy hoàn toàn."

Việc in ấn sẽ khiến sách trở nên khó coi và có nhiều lỗi chính tả. Ông dự đoán, lịch sử sẽ đánh giá "sách viết tay cao hơn sách in".

Bài liên quan
Bỏng mắt với vòng 1 trễ nải của “cô giáo" Midu
Lần hiếm hoi diện áo xẻ sâu khoe vòng 1 căng tràn của Midu khiến người hâm mộ không khỏi xuýt xoa.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguồn gốc của chữ viết