Cách bố mẹ giúp trẻ em ở Ukraine vượt qua tâm lý sợ hãi

Kiều Trà | 12/05/2022, 19:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ em ở Ukraine. Các chuyên gia tâm lý đã chia sẻ cách để bố mẹ có thể giúp đỡ con cái trong thời gian này.

dd266b800a60cb3e9271.jpg
Người tị nạn Ukraine đến cửa khẩu Medyka ở Ba Lan ngày 28/2. (Ảnh: AP)

Kate - con gái 10 tuổi của Hanna Usatenko, cũng như những trẻ em ở Ukraine khác đã rất lo sợ cuộc chiến ở Ukraine sẽ khiến cho cô bé bị mất trí nhớ.

Kate đã nghe thấy những âm thanh chói tai của các cuộc tấn công bằng tên lửa ở nơi cô đang sinh sống. Cô đã cùng bố và chị gái phải trốn khỏi nhà ở Kyiv - trong khi mẹ cô, một nhà tâm lý học, nhà trị liệu tâm lý và y tá, đã ở lại để làm tình nguyện viên tại các bệnh viện địa phương. 

Khoảng một tuần sau khi chiến tranh bắt đầu, Kate đã gọi cho mẹ và nói rằng mình rất khó để tập trung khi đọc sách. Usatenko, 40 tuổi, cho biết: “Con tôi thậm chí còn làm một bài kiểm tra IQ để kiểm tra xem con bé có kém thông minh hơn trước hay không”.

Là nhà trị liệu tâm lý, Usatenko đã giải thích với con gái rằng: "Con có chứng lo âu cao độ. Và khi con người lo lắng cao độ, thì việc đãng trí là điều bình thường." Bà luôn mang theo một cuốn sổ bên mình để viết mọi thứ ra đó mỗi khi căng thẳng và bà cũng dặn con gái nên làm theo như vậy. 

Mặc dù Usatenko không ở bên để chăm sóc các con nhưng cô ấy vẫn gọi vài lần mỗi ngày để hỏi thăm tình hình của chúng. "Các con nhớ tôi và kể lại cho tôi rất nhiều câu chuyện mà chúng đã nhìn thấy. Thật may vì các con vẫn an toàn”, cô nói.

"Những đứa trẻ sống trong vùng Ukraine bị bắn phá thực sự phải chịu đựng những điều tồi tệ nhất - bạo lực, đánh bom, mất mát, chịu tổn thương cả về thể xác và tinh thần”, cô chia sẻ thêm.

6f6d30ce512e9070c93f.jpg
Hàng triệu trẻ em bị mắc kẹt tại các vùng chiến sự ở Ukraine (AP: Evgeniy Maloletka)

Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ là điều vô cùng cần thiết 

Trong khoảng thời gian khó khăn đó, bố mẹ và người chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em và giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi. Thế nhưng để chăm sóc cho một đứa trẻ từ điều đơn giản nhất cũng là một thách thức trong thời kỳ này. 

Một lời khuyên chính xác nhất dành cho các bậc làm cha làm mẹ đó là: Nếu có thể, hãy ở bên cạnh các con.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện vững chắc đó có thể giảm thiểu các vấn đề về tâm lý trong cuộc sống sau này. Trong cuốn sách Chiến tranh và Trẻ em năm 1943, các nhà phân tâm học Anna Freud và Dorothy Burlingham đã làm một nghiên cứu trẻ em mẫu giáo tại ba nhà trẻ ở London mồ côi hoặc sơ tán trong Thế chiến thứ hai. Họ phát hiện ra rằng trong những sự kiện đau buồn, sự hiện diện của một người chăm sóc quan tâm đến trẻ và đáp ứng nhu cầu của trẻ là chỗ dựa vững chắc giúp trẻ vượt qua khó khăn. 

Charles Nelson, giáo sư khoa Nhi, khoa học thần kinh và tâm lý học tại Đại học Y khoa Harvard, người nghiên cứu sự phát triển của trẻ khi đối mặt với nghịch cảnh cho biết: “Cha mẹ và người chăm sóc tạo ra lớp bảo vệ cho trẻ khỏi những điều khủng khiếp đang xảy ra xung quanh”.

71d675721492d5cc8c83.jpg
Những đứa trẻ gặp lại mẹ sau khi cùng người lạ vượt qua biên giới. (Ảnh: Reuters)

Điều gì xảy ra khi bố mẹ không thể bảo vệ cho trẻ?

Sự hỗn loạn của chiến tranh có thể khiến sự bảo vệ của bố mẹ dành cho con trở thành một mục tiêu không thể đạt được. Ở Ukraine, nam giới trưởng thành từ 18 - 60 tuổi đã bị cấm rời khỏi đất nước sau khi Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tuyên bố thiết quân luật và bắt buộc nhập ngũ. Nhiều ông bố đã xung phong lên đường nhập ngũ. Đến ngay cả Usatenko cũng cảm thấy cần phải ở lại Kyiv, chấp nhận việc phải xa chồng và hai cô con gái nhỏ, để giúp đỡ những người khác với tư cách là một tình nguyện viên y tế.

Nếu không có cha mẹ hoặc người giám hộ để yêu thương và hỗ trợ, trẻ em có thể phải đối mặt với những căng thẳng, tổn thương tâm lý gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần và sự phát triển của trẻ.

Theresa Betancourt, giáo sư tại Trường Công tác xã hội Boston College và giám đốc Chương trình Nghiên cứu về Trẻ em và Nghịch cảnh cho biết: “Những tổn thương liên quan tới chiến tranh, xung đột có thể gây ra sự gia tăng nhịp tim, nhịp thở và các hormone căng thẳng. Nếu phải đối mặt với những căng thẳng này thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ và gây ra những khó khăn trong học tập, hành vi và sức khỏe". 

Giáo sư Charles Nelson cho rằng những tác động đó thậm chí còn là mầm mống phát triển bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Bố mẹ cần làm gì để giúp con thoải mái và không sợ hãi?

Giáo sư Theresa Betancourt hướng dẫn cho các bậc cha mẹ về cách nói chuyện với trẻ về xung đột và chiến tranh theo khuyến nghị của UNICEF. Những hướng dẫn này được các chuyên gia sức khỏe tâm thần và nhà tâm lý học trẻ em đưa ra. Đó là bố mẹ hãy hỏi trẻ về cảm giác của con, không nên giảm thiểu hoặc tìm cách gạt bỏ mối quan tâm của chúng mà nên nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ về những gì đang xảy ra.

160755a43444f51aac55.jpg
Người tị nạn Ukraine bên ngoài một căn phòng nhập cư  sau khi được đưa tới Bỉ. (Ảnh: Reuters)

Olena Gnes - bà mẹ được phỏng vấn trên CNN đã nói về cảm giác sống trong một hầm trú ẩn dưới lòng đất ở Kyiv với ba đứa con nhỏ của cô cùng nhiều người khác. 

Trong cuộc phỏng vấn, Gnes đã chứng minh được sự khéo léo của mình khi đã giữ được sự bình tĩnh cho các con trong thời gian khó khăn đó. Cô ôm các con và động viên chúng, 2 đứa con 5 và 7 tuổi của cô hiểu rằng đất nước đang có chiến tranh với Nga và những tiếng nổ chúng nghe thấy xung quanh đều vô cùng nguy hiểm cho sự an toàn của mọi người và cả bản thân các con.

Bài liên quan
Tái bản trọn bộ truyện về Mumi tác phẩm thiếu nhi đặc sắc của Phần Lan
(GDTĐ) - Các nhân vật trong bộ truyện Mumi đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phần Lan, gần gũi với người dân nước này và được yêu mến khắp thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách bố mẹ giúp trẻ em ở Ukraine vượt qua tâm lý sợ hãi