Cách nhận biết chiêu ghép mặt, giọng nói giống hệt người thân để lừa đảo

27/03/2023, 14:52
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(NLĐO) - Đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo bằng cách cắt ghép hình ảnh, giọng nói y như thật để lừa đảo. Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) - người sáng lập Dự án Chống Lừa Đảo, đã "vạch rõ" chiêu trò mới này.

- Đã có một số trường hợp ghi nhận tại Việt Nam bị lừa bởi công nghệ Deepfake. Cụ thể, kẻ lừa đảo tạo nick ảo hoặc hack nick thật, tìm kiếm nạn nhân trên mạng xã hội để nhắn tin, mượn tiền,.. Khi nạn nhân video call để xác mình thì bọn lừa đảo dùng video call đã chuẩn bị sẵn. Nếu nạn nhân thiếu cảnh giác sẽ bị qua mặt.

+ Làm thế nào để nhận biết đâu là cuộc gọi video call giả, thưa ông?

- Hiện tại, công nghệ AI và đặc biệt là Deepfake ngoài được dùng để nhằm phục vụ mục đích tốt, đã bị một số thành phần sử dụng cho mục đích xấu như lừa đảo, giả mạo, bôi nhọ hay thậm chí là làm ra tin giả. Để tránh bị lừa, tốt nhất người dùng nên tỉnh táo, khi có một ai đó trên mạng xã hội trong danh sách bạn bè của mình mà tự nhiên hỏi mượn tiền hay gửi link lạ thì nên bình tĩnh, kiểm chứng và nên xác thực mọi thứ.

Chủ động xác thực bằng cách gọi điện thoại số điện thoại trực tiếp hoặc video call ít nhất trên 1 phút, sau đó giả vờ đặt ra những câu hỏi cá nhân mà chỉ có bạn và người kia mới biết. Vì Deepfake sẽ không thể giả được một cuộc trò chuyện thật sự trong thời gian thực mà có tính chuẩn xác cao. Vì dù sao cảm xúc hay biểu cảm của AI hay Deepfake vẫn không thể bắt chước được như người thật tính tới thời điểm này.

Một yếu tố quan trọng chỉ dấu lừa đảo là tài khoản người nhận tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi. Và thường kẻ gian sẽ ngắt giữa chừng, bảo là mất sóng, sóng yếu...

+ Nhu cầu chia sẻ hình ảnh, clip trên mạng xã hội của mọi người là rất lớn, làm như thế nào để không bị kẻ xấu lợi dụng?

- Người dùng nên hạn chế chia sẻ thông tin, clip cá nhân trên mạng xã hội và luôn bảo mật tài khoản mạng xã hội, email bằng mật khẩu có độ khó cao. Cần nâng cao khả năng nhận biết các thủ đoạn lừa đảo. Nếu cẩn thận, có thể làm méo âm thanh trước khi chia sẻ trên mạng xã hội, tránh trường hợp kẻ gian dùng âm thanh để cắt ghép, chỉnh sửa rồi dùng với mục đích xấu.

+Xin cảm ơn ông!

Sơn Nhung - Ngọc Ánh. Đồ họa: Lê Duy

Theo nld.com.vn
https://nld.com.vn/hoi-nong-dap-nhanh/cach-nhan-biet-chieu-ghep-mat-giong-noi-giong-het-nguoi-than-de-lua-dao-20230327135729589.htm
Copy Link
https://nld.com.vn/hoi-nong-dap-nhanh/cach-nhan-biet-chieu-ghep-mat-giong-noi-giong-het-nguoi-than-de-lua-dao-20230327135729589.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách nhận biết chiêu ghép mặt, giọng nói giống hệt người thân để lừa đảo