Theo chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ Kerim Has, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của một người hưởng lợi khác là Ankara, chính là nước đóng vai trò trung gian cho sáng kiến này.
Sau hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 11-12/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bất ngờ tuyên bố, ông và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã thảo luận về vấn đề gia hạn thỏa thuận ngũ cốc với một số điều khoản mở rộng là những đề xuất mới của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin.
Điều thú vị là Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thẳng thừng tuyên bố là ông “không biết về bất kỳ đề xuất mới nào”.
Theo ý kiến của nhà khoa học chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Kerim Has, có thể thấy rằng phương Tây bắt đầu cố gắng xoa dịu những bất đồng và thu hẹp những khác biệt với Nga.
Theo đại diện chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric, mục đích của bức thư mà ông Guterres gửi tới ông Putin (kèm theo một số đề xuất về việc thực hiện phần của Nga trong thỏa thuận) là nhằm tháo gỡ những trở ngại đối với các giao dịch tài chính thông qua Ngân hàng Nông nghiệp Nga.
Bất cứ ai cũng sẽ nhận thấy một sự mâu thuẫn nhất định khi phương Tây không muốn giao dịch trực tiếp với Nga (các biện pháp trừng phạt là bằng chứng cho điều này), nhưng họ lại là bên đầu tiên muốn nhận được lợi ích về mình và điều đó trùng hợp với quan điểm lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ.
Mọi thứ đều rõ ràng với mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ khi nước này chủ yếu mua ngũ cốc từ Nga và Ukraine (theo số liệu của Liên Hợp Quốc, 10% ngũ cốc của Ukraine được giao theo Thỏa thuận Ngũ cốc là đến thị trường Thổ Nhĩ Kỳ). Rõ ràng là Ankara đã thu lợi rất lớn về mặt kinh tế.
Thứ hai, đây là một trong những thỏa thuận quan trọng mà Ankara nói chung và Tổng thống Erdogan nói riêng đóng vai trò chủ đạo. Sự thành công của nó sẽ giúp nâng cao vị thế quốc tế của của đất nước này và uy tín cá nhân ông Erdogan, giúp nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự tán thưởng của phương Tây.
Như vậy, chính phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ mới là bên hưởng lợi nhiều nhất từ Sáng kiến Biển Đen, còn Nga hầu như chẳng có lợi ích gì. Vậy tại sao Liên bang Nga chấp thuận và nhiều lần đồng ý gia hạn thỏa thuận ngũ cốc? Điều này xuất phát từ nhiều khía cạnh.
Theo vị chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, điều Moscow lo ngại là nếu Nga rút khỏi thỏa thuận, có nguy cơ các nước đứng đầu NATO (chủ yếu là Mỹ và Anh) có thể cử tàu chiến tới Biển Đen để hộ tống các tàu chở ngũ cốc của Ukraine và nước ngoài.
Có một vấn đề khúc mắc là liệu Thổ Nhĩ Kỳ có cho phép tàu chiến nước ngoài đi qua eo biển Bosphorus hay không. Ankara sẽ rơi vào thế khó. Nếu Ankara cho phép đi qua, thì phản ứng tiêu cực từ Moscow sẽ xảy ra, ngược lại, thì Erdogan có thể gặp vấn đề với phương Tây và NATO.
Chuyên gia tin rằng Nga hiểu rõ tất cả những điều này, sẽ không muốn đặt Thổ Nhĩ Kỳ vào thế khó. Nếu bị buộc phải lựa chọn một trong hai phương án, rõ ràng là ông Erdogan sẽ chọn phương Tây.
Điều này được cho là rủi ro đối với Nga, vì việc tàu chiến nước ngoài gia tăng hoạt động trong Biển Đen có thể dẫn đến các hành động khiêu khích ở gần Crimea.
Điều này có thể có nguy cơ kích động một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa NATO và Nga.
Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ nhận định, chính vì lí do như vậy mà Moscow cũng sẽ không muốn rời khỏi thỏa thuận ngũ cốc, trong khi phương Tây cũng muốn duy trì thỏa thuận này.
Dữ liệu thống kê cho thấy thực phẩm chủ yếu được chuyển đến các nước phương Tây. Điều này cho thấy rõ ràng là khi thúc đẩy hiệp định, các nước này đã tính đến lợi ích của chính họ. Nhưng có một điểm quan trọng nữa khiến phương Tây cũng muốn duy trì thỏa thuận này.
Kerim Khas chỉ ra, điều quan trọng đối với Liên minh Bắc Đại Tây Dương là duy trì ít nhất một kênh liên lạc mở với Nga thông qua một quốc gia NATO vì lợi ích của phương Tây. Do đó, các quốc gia hàng đầu của NATO vẫn nỗ lực duy trì sợi dây liên lạc của ông Erdogan với ông Putin.
Kerim Has cho biết, với những bước đi khó lường gần đây của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đang phải đối mặt với vấn đề lớn vì sự tính toán của Ankara.
Trong hơn 1 năm qua, Nga những bất ngờ như vậy ngày càng thường xuyên hơn, ví dụ như Ankara vẫn ủng hộ chủ quyền của Kiev với Crimea, xây dựng nhà máy sản xuất UAV ở Ukraine và gần đây là vụ thả về nước 5 chỉ huy của tiểu đoàn dân tộc cực đoan Azov.
Vị chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, Moscow sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn từ Ankara trong tương lai.