Các acid hữu cơ gồm acid dulcisic, acid betulinic. Ngoài ra, còn có tanin, B-sitosterol, dulciol, friedelin. Chất Amellin có khả năng chống đái tháo đường vì làm giảm đường huyết và tăng hồng cầu.
Cam thảo đất có vị ngọt, đắng, tính mát, không độc, có tác dụng an thần.
Hàng ngày, lấy từ 20 - 40g cây tươi hoặc 8 - 12g cây khô sắc nước uống sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, cầm máu, chữa cảm, sốt, ho, viêm họng, kinh nguyệt nhiều.
Bài thuốc hay từ cây cam thảo đất
Toa căn bản: Cam thảo đất 8g, rau má 8g, cỏ mần trầu 8g, rễ cỏ tranh 8g, cỏ nhọ nồi 8g, ké đầu ngựa 8g, lá muồng trâu 4g, củ sả 4g, vỏ quýt (4g), gừng tươi (4g).
Tất cả phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Toa thuốc có tác dụng chữa cảm nóng, cảm lạnh, sốt, cúm, nhức đầu, khát nước, đái ít, mụn nhọt, đầy bụng, ho, nôn mửa, chảy máu cam.
Chữa cảm nóng, ra nhiều mồ hôi: Cam thảo đất 12g, lá dâu tằm 16g, lá tre 16g, kim ngân 16g, bạc hà 8g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa cảm, cúm: Cam thảo đất, kinh giới, tía tô, cúc tần hay sài hồ nam mỗi thứ 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Sắc uống.
Cam thảo đất không được sử dụng để uống thay nước hàng ngày. Nếu sử dụng với số lượng lớn liên tục, trong nhiều ngày có thể dẫn đến phù nề. Do đó thường dùng 3 đến 5 ngày, sau đó nghỉ một ngày.
Tuy nhiên trước khi sử dụng cây cam thảo đất, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách dùng sao cho hiệu quả.
(Còn tiếp)