Cần có chính sách phù hợp để giáo dục đại học phát huy tốt năng lực tự chủ

21/08/2023, 12:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tự chủ đại học là tiền đề để chuyển đổi mô hình quản trị, điều hành, tổ chức lại bộ máy.

"Chính phủ thực hiện đặt hàng những chương trình nghiên cứu dài hạn, cơ chế cho vay lại hợp lý của các dự án ODA để các trường có năng lực có thể đầu tư theo chiều sâu các lĩnh vực nghiên cứu dài hạn, đầu tư đặt hàng của nhà nước phát triển một số lĩnh vực nền tảng". - PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng dẫn chứng

Cần có các chính sách thúc đẩy mạnh mẽ và chủ động nguồn tài chính để ươm tạo và hoàn thiện kết quả nghiên cứu, đưa ra thị trường. Hiện nay, nguồn kinh phí nghiên cứu từ nguồn ngân sách Nhà nước theo các chương trình nghiên cứu của Nhà nước của các Bộ/Ngành, do đó các nghiên cứu còn rời rạc và nhỏ lẻ, với tính ứng dụng thấp. Thêm vào đó, cơ chế, chính sách phân bổ và quản lý kinh phí KHCN của Nhà nước hiện nay chưa phát huy hiệu quả.

Cần có chính sách phù hợp để giáo dục đại học phát huy tốt năng lực tự chủ ảnh 2
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội luôn đạt thứ hạng cao trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Ngân sách phân bổ khá dàn trải cho nhiều lĩnh vực, cho nhiều bộ ngành và cho nhiều hoạt động, chỉ một phần nhỏ trong khoản kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu được phân bổ về các trường đại học thông qua các bộ chủ quản. Trong khi đó, kinh phí từ đào tạo không đủ và không hợp lý cho lập quỹ phát triển khoa học công nghệ tại các Trường nên việc hoàn thiện ươm tạo công nghệ luôn bị chậm trễ.

Các chính sách để thúc đẩy hợp tác nhà trường-doanh nghiệp để phát huy Quỹ phát triển KHCN từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhà nước hàng năm phải trích thu nhập tính thuế cho hoạt động KHCN và chi nguồn vốn này theo nguyên tắc như ngân sách. Hiện nay, các quy định về chi tiêu và quy trình quản lý được xây dựng dựa trên quy định nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) với quy trình phức tạp, không phù hợp với phương thức hoạt động và nhu cầu nội tại của DN. Thời gian xét duyệt kéo dài làm mất tính thời sự của nghiên cứu, mất tính cạnh tranh với các đối tác nước ngoài trên thị trường.

Chính sách hỗ trợ “Người học” - sinh viên, đặc biệt là các sinh viên “yếu thế”: đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trước hết phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu. Các cơ chế cho vay tín dụng học bổng cần được vận hành tốt hơn để các em có nguồn tài chính cho học tập.

"Các chính sách lao động, tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và các văn bản quy phạm pháp luật dành cho nhà giáo, cho cần được xem xét và thay đổi phù hợp. Với các cơ sở GDĐH, rất cần và luôn phải tạo điều kiện tốt nhất cho giảng viên làm việc hiệu quả, năng động hơn, giải phóng được nguồn lực và sức sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể làm được bởi các chính sách của Bộ của Chính phủ và sự phấn đấu của chính các nhà giáo. Chúng ta không thể để “nhà giáo” trở thành một ngành yếu thế trong xã hội!" - PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng nhấn mạnh

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/can-co-chinh-sach-phu-hop-de-giao-duc-dai-hoc-phat-huy-tot-nang-luc-tu-chu-post651356.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/can-co-chinh-sach-phu-hop-de-giao-duc-dai-hoc-phat-huy-tot-nang-luc-tu-chu-post651356.html
Bài liên quan
Việt Nam là đối tác đặc biệt của Nga trong lĩnh vực giáo dục
Ngày 28/11, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức họp báo trao đổi về các vấn đề hợp tác giáo dục, nhân văn và văn hóa.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần có chính sách phù hợp để giáo dục đại học phát huy tốt năng lực tự chủ