Cần dẹp bỏ bức tượng Đức Thánh Trần nhái Quan Công

Trần Hoà | 16/04/2022, 09:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bóp méo lịch sử và thể hiện sự nghèo nàn sáng tạo thì nên dẹp bỏ. Lịch sử không phải đề tài để châm chước cho những sai sót”, nhà điêu khắc – họa sĩ Lê Đình Quỳ nói về bức tượng Đức Thánh Trần nhái Quan Công.

Tuy nhiên, qua kiểm tra ban đầu, sở nắm được tượng Đức Thánh Trần trên Hồ Mây đặt từ năm 2018. Trong quy hoạch được duyệt của Khu du lịch Hồ Mây có quy hoạch khu vực đặt tượng và có tượng Đức Thánh Trần.


Tượng Nữ thần Tự do “phiên bản lỗi” từng đặt tại Sa Pa (Lào Cai).

Nghèo sáng tạo, phạm đại kỵ

Phải hiểu rằng, tượng danh nhân là hình ảnh lịch sử tồn tại lâu dài và mang tính giáo dục cao. Tượng đài dù nhỏ cũng được, nhưng không được phép có sơ sẩy về giá trị lịch sử cũng như các yêu cầu cơ bản về nghệ thuật - Nhà điêu khắc, họa sĩ Lê Đình Quỳ.

Trao đổi với Báo GD&TĐ về bức tượng Đức Thánh Trần nhái Quan Công, nhà điêu khắc, họa sĩ Lê Đình Quỳ - tác giả nhiều tượng đài nổi tiếng - cho rằng, nhìn đơn thuần không thể khẳng định đó là bức tượng mô tả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Từ hình dáng, kiểu cách cho tới khuôn tượng đều giống hình ảnh Quan Công.

Ông Quỳ khẳng định, người làm bức tượng này không có chuyên môn và không hiểu biết về lịch sử. Tượng danh nhân là lĩnh vực không chỉ mang giá trị nghệ thuật, mà còn hàm chứa ý nghĩa lịch sử lớn lao. Người làm điêu khắc mà thiếu khuyết cả kiến thức lịch sử lẫn óc thẩm mỹ thì không còn gì để bình luận.

“Bức tượng nhái Quan Công đã là một chuyện kém cỏi trong nhận thức sáng tạo. Đằng này, nhìn vào phần bệ đế đỡ dưới bụng con ngựa cũng thấy bức tượng không có chút giá trị nghệ thuật nào. Nó phá vỡ cấu trúc cơ bản của tượng, phạm vào đại kỵ. Điêu khắc như thế là vứt”, ông Quỳ đánh giá.

Bàn về sáng tạo, họa sĩ Nguyễn Thanh Bình nhận định, sáng tác một cái gì đó không đồng nghĩa với sáng tạo. Người Pháp đã đào tạo một thế hệ họa sĩ Việt Nam bằng kỹ thuật và lý thuyết phương Tây, nhưng không có cụ nào vẽ “như Tây”, đó là sáng tạo.

“Bất cứ trường mỹ thuật nào trong hay ngoài nước đều có thể đào tạo ra những người có khả năng sáng tác. Nhưng không nơi nào có thể trao truyền khả năng sáng tạo. Bất cứ ai được học, cũng đều có thể vẽ tranh, làm nhạc, viết văn... Một người có thể học được kỹ thuật cao, lý luận sâu, chưa chắc đã là một người có khả năng sáng tạo. Bởi, sáng tác là hành vi, trong khi sáng tạo là một hành trình”, họa sĩ Nguyễn Thanh Bình cho hay.

Đồng ý kiến đó, ông Lê Đình Quỳ nói rằng: “Bóp méo lịch sử và thể hiện sự nghèo nàn sáng tạo thì nên dẹp bỏ. Lịch sử không phải đề tài để châm chước cho những sai sót”.

Trong vài năm gần đây, thảm họa tượng tại các khu du lịch đã trở thành vấn nạn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển văn hóa và thẩm mỹ. Nữ thần Tự do “phiên bản lỗi”, Nữ hoàng băng giá Elsa “phiên bản đột biến” tại Sa Pa (Lào Cai), rồi vườn tượng 12 con giáp tạo hình khỏa thân trong Khu du lịch Hòn Dấu (Hải Phòng)… từng khiến giới chuyên môn phải xấu hổ.

Trước vấn nạn này, ông Lê Đình Quỳ cho rằng, ngành văn hóa cần mạnh tay hơn trong việc kiểm soát và xử lý để bảo vệ văn hóa và nét thẩm mỹ nói chung. Một bức tượng đặt ngoài trời, dù ở khu du lịch thuộc về vấn đề mang tính phổ biến nhiều người thấy. Bởi vậy, tượng phải đạt các yêu cầu cơ bản về chuyên môn, cũng như mang tính giáo dục và các yếu tố thẩm mỹ.

Bài liên quan
Hải Phòng: Đưa nghệ thuật hát Đúm vào giảng dạy trong chương trình Giáo dục địa phương lớp 7
Chủ đề 5- Âm nhạc trong Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 tại Hải Phòng đã đưa Nghệ thuật hát Đúm vào giảng daỵ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần dẹp bỏ bức tượng Đức Thánh Trần nhái Quan Công