Hải Phòng: Đưa nghệ thuật hát Đúm vào giảng dạy trong chương trình Giáo dục địa phương lớp 7

Nguyễn Dịu | 31/03/2022, 14:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chủ đề 5- Âm nhạc trong Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 tại Hải Phòng đã đưa Nghệ thuật hát Đúm vào giảng daỵ.

Giờ lên lớp thực nghiệm của cô giáo Phạm Thị ThùyGiờ lên lớp thực nghiệm của cô giáo Phạm Thị Thùy

Trong nhà trường, nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế, môi trường, hướng nghiệp… của địa phương bổ sung cho nội dung bắt buộc chung thống nhất trong cả nước.

Tiếp nối cuốn tài liệu giáo dục địa phương lớp 6, cuốn tài liệu địa phương lớp 7 tại Hải Phòng đã được biên soạn công phu, tỉ mỉ.

Theo quy định, trước khi đưa vào sử dụng, tài liệu cần được giảng dạy thực nghiệm nhằm rút kinh nghiệm thực tế để các tác giả và giáo viên điều chỉnh kịp thời để tài liệu phục vụ tốt nhất cho dạy và học.

Sáng 31/3, tại Trường THCS Lập Lễ, xã Lập Lễ, huyện Thuỷ Nguyên cô giáo Phạm Thị Thuỳ (GV Trường THCS Lập Lễ) lên lớp thực nghiệm cùng học sinh lớp 7 Trường THCS Phục Lễ và THCS Lập Lễ Chủ đề 5- Âm nhạc: Nghệ thuật hát Đúm, trong Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7.

Hát Đúm là sinh hoạt văn hoá nghệ thuật mang tính cộng đồng, cộng cảm của cư dân một số vùng ven biển như: Thuỷ Nguyên, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn của TP Hải Phòng.

Hát Đúm tại Thủy Nguyên, Hải Phòng được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Cũng giống như nhiều loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian khác, hát Đúm cũng trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử.

Nhiều năm gần đây, chính quyền các cấp, nhân dân huyện Thuỷ Nguyên đã tập trung khôi phục, phát triển.

Theo quan điểm của Sở GD&ĐT Hải Phòng, chọn Nghệ thuật hát Đúm Thuỷ Nguyên vào tài liệu Giáo dục địa phương bởi hát Đúm mang tính truyền thống, có lịch sử lâu đời và phát triển cùng vùng đất con người Thuỷ Nguyên.

Cái nôi của hát Đúm người Hải Phòng là tại xã Phục Lễ, Lập Lễ, Phả Lễ Thuỷ Nguyên.

Hơn nữa, nghệ thuật hát Đúm Hải Phòng đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận, đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Việc đưa nghệ thuật hát Đúm vào giảng dạy trong nhà trường là góp phần gìn giữ một nét đẹp truyền thống của người dân Hải Phòng. Đồng thời quảng bá với bạn bè trong và ngoài nước về một loại hình nghệ thuật đặc sắc gắn liền với đời sống và tính cách của người dân thành phố Hoa Phượng đỏ.

Cô Thùy hướng dẫn học trò cùng thực hành hát Đúm

Ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Tổng Chủ biên cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 chia sẻ: Ngành Giáo dục đưa nghệ thuật hát Đúm vào giảng dạy trong chương trình Giáo dục địa phương nhằm quảng bá, bảo tồn và phát huy những nét đẹp của Di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.

Giờ dạy thực nghiệm nhằm đưa ra những ý kiến, phân tích để các tác giả, thầy cô cùng rút kinh nghiệm chắt lọc những nội dung quan trọng nhất, hay nhất, chính xác nhất vào SGK để ban hành chính thức.

Những nội dung chuẩn bị trong giờ dạy rất tuyệt vời. Chương trình mới hướng tới dạy học phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện. Giờ dạy Âm nhạc rất nhẹ nhàng, chơi mà học, học mà chơi vì thế đã đạt được mục tiêu đề ra.

PGS.TS. NGƯT. Nhạc sĩ Phạm Trọng Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách quốc gia Việt Nam chia sẻ: Việc dạy học thực nghiệm giờ Âm nhạc hôm nay rất ý nghĩa phục vụ cho công tác gỉang dạy trong chương trình GDPT 2018 vào năm học 2022-2023. Tuy chương trình hiện hành có nội dung giáo dục địa phương nhưng còn khiêm tốn. Hải Phòng mạnh dạn đưa Nghệ thuật hát Đúm vào giảng dạy là cần thiết, ý nghĩa.

Thầy Toàn cho rằng, khi đưa nghệ thuật hát Đúm vào giảng dạy mang tính khả thi cao. Bởi tài liệu được biên soạn không chỉ mang tính lịch sử, đặc trưng của người Hải Phòng mà tài liệu còn có cả ghi âm, kí âm nghệ nhân hát là một đặc trưng không thể lẫn. Mặc dù, thể loại dân ca có tính dị bản nhưng việc lưu giữ hồn cốt, âm điệu đặc trưng cốt lỗi của thể loại này các nhà biên soạn sách đã làm được. Qua tiết học này, các tác giả cần lắng nghe những góp ý, ý kiến để có cuốn tài liệu tốt nhất. Giáo viên cần nghiên cứu, học tập để có những giờ giảng hay nhất với học sinh.

Bài liên quan
Lồng ghép tuyên truyền bảo vệ nguồn nước sạch trong giáo dục
(GDTĐ) - Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường lồng ghép hoạt động giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải Phòng: Đưa nghệ thuật hát Đúm vào giảng dạy trong chương trình Giáo dục địa phương lớp 7