Bồi dưỡng dũng khí cho con trẻ
Việc nuôi dạy con cái của cha mẹ cũng như việc thả diều vậy. Dùng dây buộc càng chặt, chúng càng không bay lên được.
Khó khăn, gian khổ là một phần của cuộc sống. Trẻ muốn phát triển toàn diện cần biết cách lạc quan đối diện với khó khăn. Một đứa trẻ tự tin thường tỏ ra dũng cảm, lạc quan và kiên cường. Đó là những yếu tố giúp trẻ tiến tới thành công.
Khi trẻ đối diện với khó khăn, cha mẹ không nên biểu hiện sự lo lắng ra bên ngoài. Làm như thế trước mặt con, chúng sẽ cảm thấy mất mặt, thậm chí nhìn những đứa trẻ khác dũng cảm vui đùa mà nghĩ rằng bị mẹ chăm sóc quả là chán ghét, cho rằng mẹ nhiều chuyện, không công bằng đối với nó.
Khi cha mẹ càng cảm thấy không yên tâm với con cái, chúng càng bực bội, nội tâm của chúng càng cảm thấy không cân bằng, thậm chí còn nảy sinh tâm lý chống đối. Trẻ con càng không muốn mẹ ở bên cạnh, mẹ càng không yên tâm, càng chăm sóc kỹ hơn. Trường hợp trẻ phản ứng, bỏ chơi, vùng vằng “Mất cả hứng, con không chơi nữa!” không phải hiếm gặp trong tình huống này.
Cha mẹ nếu muốn bồi dưỡng tính kiên cường cho trẻ, nhất thiết không được coi trẻ là kẻ yếu đuối, chỉ khi nào trẻ tự đứng bằng đôi chân của mình, ý chí của chúng mới có cơ hội trở nên kiên định, vững vàng.
Cha mẹ hãy làm gương cho con
Nếu bản thân cha mẹ sợ hãi với những hành động có vẻ nguy hiểm hay những khó khăn của bản thân, thì cũng có thể hiểu được thái độ con cái sẽ đối mặt với khó khăn trong cuộc sống tương lai như thế nào.
Có đôi khi cha mẹ vì lo lắng cho an nguy của con cái, mà đánh mất đi cơ hội rèn luyện của chúng. Làm như thế thực tế là rất ích kỷ. Chúng ta cần khắc phục loại ích kỷ này, suy nghĩ vì tương lai của con, dũng cảm khuyến khích chúng đi làm tất cả mọi việc có thể, làm một đứa trẻ có dũng khí.
Muốn rèn luyện dũng khí cho trẻ, cha mẹ trước tiên cũng cần có dũng khí - Dũng khí làm gương cho con.
Hãy hiểu con và khéo léo kích thích, tạo môi trường cho con được thể hiện, rèn luyện lòng dũng cảm. Đây là cách tốt nhất để cha mẹ rèn luyện trẻ thành những người can đảm./.