Chặn nguy cơ thông đồng khi thẩm định giá đất

Theo Duy Quang | 25/05/2023, 13:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hiện nay có 5 phương pháp định giá đất, gồm so sánh, chiết trừ, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chủ đầu tư liên kết với cán bộ để thông đồng dàn xếp giá đất, khiến cho kết quả định giá đất bị sai lệch.

Nếu cùng một dự án bất động sản nhưng do 2 doanh nghiệp thẩm định giá khác nhau cùng áp dụng một phương pháp định giá đất cũng cho ra 2 kết quả khác nhau với giá trị cũng chênh lệch khoảng 17%.

Nên giao một đầu mối

Chủ tịch HoREA cũng nêu vấn đề nhạy cảm là, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước công tác trong lĩnh vực đất đai, tài chính đất đai có tâm lý sợ trách nhiệm, sợ vướng rủi ro pháp lý trong thi hành công vụ. Họ đùn đẩy, chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám đề xuất, không dám quyết định, hoặc định giá đất rất cao so với giá thị trường để giữ an toàn.

Tương tự, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá không nhận tham gia thẩm định giá đất để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án bất động sản nộp ngân sách nhà nước cũng vì sợ trách nhiệm, sợ vướng rủi ro pháp lý trong thực hiện công tác thẩm định giá đất.

Do đó, HoREA kiến nghị Trung ương xem xét đề xuất của UBND TPHCM đã trình Chính phủ về việc thí điểm áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Đề xuất này sẽ dẫn đến việc cần thiết ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất tất cả dự án nhà ở thương mại không phân biệt giá trị trên hoặc dưới 30 tỷ đồng theo bảng giá đất.

Chặn nguy cơ thông đồng khi thẩm định giá đất - Ảnh 2.

HoREA kiến nghị, nên giao cho một cơ quan nhà nước, phù hợp nhất là Sở Tài chính chủ trì, tham mưu toàn bộ hoạt động định giá đất thẩm định giá đất.

Trên cơ sở đó, Nhà nước có thể quyết định được tiền sử dụng đất, thuê đất trong thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày ban hành quyết định giao, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Điểm này tương tự quy định chứng thư thẩm định giá đất có giá trị không quá 6 tháng.

Ông Châu cho rằng đề xuất của UBND TPHCM sẽ công thức hóa việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị đảm bảo được tính minh bạch. Từ đó Nhà nước và doanh nghiệp đều có thể tiên lượng được số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Mặt khác, theo HoREA, pháp luật về đất đai hiện hành chưa quy định phương pháp định giá đất hàng loạt, mặc dù trên thực tế đã áp dụng phương pháp này để xây dựng bảng giá đất. Trong khi đây là phương pháp định giá đất tiên tiến đã được nhiều nước áp dụng.

HoREA cho rằng, nên giao cho một cơ quan nhà nước, phù hợp nhất là Sở Tài chính chủ trì, tham mưu toàn bộ hoạt động định giá đất thẩm định giá đất, như quy định của Luật Đất đai 2003. Đồng thời, không nên “cắt khúc” công tác định giá đất như quy định của Luật Đất đai 2013 hiện nay là giao cho hai nơi, Sở Tài chính và Sở Tài nguyên Môi trường.

Theo Tiền phong
https://tienphong.vn/chan-nguy-co-thong-dong-khi-tham-dinh-gia-dat-post1537267.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/chan-nguy-co-thong-dong-khi-tham-dinh-gia-dat-post1537267.tpo
Bài liên quan
Định giá đất hiện nay là "điểm nghẽn của điểm nghẽn"
Nhiều địa phương hiện nay đang tồn rất nhiều dự án “đắp chiếu”, không triển khai được. Một trong những lý do lớn là vì không xác định được giá đất.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chặn nguy cơ thông đồng khi thẩm định giá đất