Chiêm ngưỡng Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới

Thu Thuỷ | 10/08/2021, 18:24
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTD) - Hoàng thành Thăng Long là quần thể kiến trúc đồ sộ được xây dựng bởi nhiều triểu đại. Đây là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Năm 2010, UNESCO công nhận nơi đây là Di sản văn hóa thế giới.

    1. Giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long
hoang-thanh-thang-long-2(1).jpg
Toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Internet

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Nó bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, được phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Di tích nằm trên địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình - Hà Nội. Diện tích quy hoạch bảo tồn vùng lõi là 18,395ha (bao gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) và diện tích vùng đệm là 108ha.

hoang-thanh-thang-long-1(1).jpg
Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Ảnh: Intern
hoang-thanh-thang-long-1(1).jpg
et

Công trình kiến trúc đồ sộ này là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của các vương triều suốt 13 thế kỷ, minh chứng cho sự giao thoa về văn hóa – phong tục tập quán qua từng thời kỳ. Đặc biệt còn là dấu ấn cho tinh thần bất khuất của một đất nước thuộc địa đứng lên dành độc lập.

Ngày 1/8/2010, Ủy ban di sản thế giới - UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.

Ngày nay, di sản này đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

2. Các điểm tham quan Hoàng thành Thăng Long

Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi. Nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử và khảo cổ học. Dưới đây là một số điểm tham quan di tích nổi bật: 

Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội)

hoang-thanh-thang-long-4(1).jpg
Ảnh: Internet

Cột cờ Hà Nội được xây dựng vào năm 1812, dưới thời vua Gia Long. Cột cờ có chiều cao là 60m,  gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Trên đỉnh là lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, tượng trưng cho tình thần bất khuất của dân tộc ta, khơi gợi mỗi trái tim yêu nước.

Đoan Môn

hoang-thanh-thang-long-5.jpg
Ảnh: Internet

Đoan Môn là cổng chính dẫn vào Hoàng thành, thẳng với trục cột cờ Hà Nội. Xây theo kiểu vòm cuốn, Đoan môn được bố cục theo chiều ngang. Gồm cửa chính giữa dành riêng cho vua, hai bên có 4 cửa nhỏ hơn, dành cho các quan và hoàng tộc.

Điện Kính thiên

hoang-thanh-thang-long-13.jpg
Ảnh: Internet

Đi qua Đoan Môn là Điện Kính Thiên. Đây là di tích trung tâm, là nơi diễn ra các buổi thiết triều và tế lễ lớn của triều đình. Hiện nay, chỉ còn lại dấu tích của nền móng của điện Kính thiên. Đặc biệt, khu vực này còn lưu giữ được hai bậc thềm rồng bằng đá, có niên đại thế kỷ XV.

Hậu lâu (Lầu Công chúa)

hoang-thanh-thang-long-7(1).jpg
Ảnh: Internet

Xây dựng năm 1821, Hậu lâu được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống các Vua nhà Nguyễn khi xa giá ra Bắc. Công trình được đầu tư quy mô. Bên trong là cả một không gian quý phái, tiện nghi với nội thất bằng gỗ, chạm trỗ tinh vi, tỉ mỉ.

Di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu

hoang-thanh-thang-long-8.jpg
Ảnh: Internet

Nằm cách nền điện Kính Thiên khoảng 100m về phía Tây, khu này có diện tích 4,530ha. Tại đây, khai quật được nhiều dấu tích lịch sử như nền nhà, các trụ móng kiên cố, đồ gốm sứ, đồ kim loại, đồ gỗ, di cốt động vật,…

3. Kinh nghiệm khám phá Hoàng thành Thăng Long

Sơ đồ Hoàng thành Thăng Long

Để tham quan Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, bạn hãy tới số 19C Hoàng Diệu, đây là cổng chính dành cho du khách. Từ trung tâm thành phố, có thể lựa chọn các phương tiện cá nhân như: xe máy, ô tô hoặc đi xe buýt đều được.

hoang-thanh-thang-long-9.jpg
Ảnh: Internet
hoang-thanh-thang-long-12.jpg
Ảnh: Internet

Giá vé và giờ mở cửa Hoàng thành Thăng Long

Giá vé tham quan: 

- Người lớn: 30.000 đồng/lượt.

- Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi (60 tuổi trở lên) là công dân Việt Nam (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi): 15.000 đồng/lượt.

- Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng.

Thời gian tham quan:

- Các ngày trong tuần (nghỉ thứ Hai hàng tuần).

- Mở cửa: Từ 8h00 đến 17h00 hàng ngày.

Nội quy tham quan Hoàng thành Thăng Long

- Thực hiện theo sơ đồ chỉ dẫn tham quan trong khu di tích.

- Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại và những chất có mùi hôi tanh vào khu di tích.

- Trang phục gọn gàng, lịch sự. Không có những hành vi thiếu văn hóa như : nói tục, chửi bậy, viết vẽ lên tường, lên gốc cây, gây mất trật tự trong khu di tích. Các phương tiện ô tô, xe máy phải để đúng nơi quy định (tại 19 C Hoàng Diệu).

- Có ý thức bảo vệ di tích, di vật; giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định. Không tự ý trèo cây, bẻ cành, hái quả, dẫm lên thảm cỏ.

- Đơn vị, tập thể có nhu cầu hướng dẫn tham quan, liên hệ với Phòng Hướng dẫn Thuyết minh để được phục vụ. Các cơ quan, cá nhân có nhu cầu quay phim, dựng phim phải có giấy giới thiệu và được sự đồng ý của lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.

- Không sử dụng thiết bị bay siêu nhẹ (flycam) tại khu di sản.

Đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan Hoàng Thành Thăng Long để hiểu hơn về lịch sử Thủ đô văn hiến nếu có dịp du lịch Hà Nội nhé!

Bài liên quan
Những điểm khám phá Hà Nội đẹp nhất tháng 7/2021
Các điểm khám phá Hà Nội đẹp nhất tháng 7/2021 hợp với thời tiết, khung cảnh để các bạn trẻ có thể vùa thưởng lãm cảnh đẹp, lại có thể chụp ảnh thoả thích.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiêm ngưỡng Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới