Thông tin về việc tỉnh Hòa Bình đề xuất chính sách đặc thù để “chiêu hiền đãi sĩ” cho ngành Giáo dục địa phương đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc “chiêu hiền đãi sĩ” có nhất thiết bằng tiền? Nhiều chuyên gia khẳng khái trả lời là cần nhưng không phải là tất cả và càng không phải là yếu tố quyết định. Việc này cũng phải bảo đảm tính hợp lý và khả thi trong thực tiễn.

Lâu nay, chúng ta vẫn bàn nhiều đến thu hút nhân tài bằng những cơ chế, chính sách đặc thù và quan trọng là tạo môi trường để người tài có “đất dụng võ”. Thực tế, đã có địa phương thu hút người giỏi vào ngành Giáo dục bằng chính sách tuyển dụng đặc cách, với cơ chế làm việc thông thoáng như xét tuyển thẳng những giáo sinh tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, thủ khoa đầu ra… Cùng với đó, có chính sách khen thưởng và được tạo điều kiện tốt nhất khi làm việc...

Trở lại với câu chuyện đề xuất “trải thảm đỏ” của Hòa Bình, ai cũng biết, giáo sư, phó giáo sư là nguồn nhân lực chất lượng cao. Luật Giáo dục 2019 quy định: Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm.

Vậy những nhà giáo này khi về “đầu quân” cho môi trường giáo dục phổ thông thì vị trí công việc có phù hợp để họ phát huy tối đa trí tuệ, tạo ra được sản phẩm nghiên cứu khoa học hữu ích, đóng góp cho cộng đồng? Do đó, việc mời giáo sư, phó giáo sư về dạy trường chuyên phải chăng đã phù hợp? Đấy là chưa kể đến môi trường làm việc, các yếu tố khách quan - liệu có thực sự là “đất dụng võ” để các giáo sư, phó giáo sư phát huy được năng lực làm việc, giảng dạy?

Dạy học là nghệ thuật, vì thế người có học hàm, học vị cao chưa chắc đã là người dạy học giỏi và có kinh nghiệm giảng dạy tốt ở bậc phổ thông nói chung và trường chuyên nói riêng. Vì thế, nếu xét ở phạm vi hẹp thì chưa chắc thầy giỏi sẽ có trò giỏi. Do đó, trước khi ban hành các chính sách thu hút nhân tài theo cơ chế “đặc thù”, cần đánh giá tác động của chính sách một cách khách quan, minh bạch. Trên cơ sở đó đưa ra những quyết sách hợp lý, thiết thực, khả thi để ngày càng có nhiều nhân tài làm việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người”.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/suy-ngam/chieu-hien-dai-si-665I2NP7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/suy-ngam/chieu-hien-dai-si-665I2NP7g.html
Bài liên quan
Nuôi khuyến học, dưỡng nhân tài
Tại TP Cần Thơ, phong trào “Nuôi heo đất khuyến học”; “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở); phong trào vận động theo phương thức “1+1, 1+n”... giúp hàng nghìn học sinh nghèo được đến trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiêu hiền đãi sĩ