Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Animal Ecology cho thấy, nhiều loài chim đang làm tổ và đẻ trứng sớm hơn gần một tháng so với cách đây 100 năm.

Tại Mỹ, gấu ngủ đông đã “tỉnh giấc” sớm hơn bình thường. Các cây ăn quả như anh đào, đào, lê, táo, mận… ra hoa sớm hơn nhiều tuần so với trước đây. Ở Anh, cây ra hoa sớm hơn một tháng trong khoảng thời gian từ năm 1987 - 2019 so với trước năm 1986.

Do vạn vật đang “thức giấc” sớm hơn vào mùa xuân, chim cũng phải đẻ trứng sớm để đáp ứng nhu cầu về tổ và nguồn thức ăn.

Theo Bates, phần lớn các loài chim được nghiên cứu đều ăn côn trùng, do đó nếu côn trùng bị ảnh hưởng bởi khí hậu, chim phải dời ngày đẻ trứng để thích nghi. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho các loài chim.

Ngoài lý do về nguồn thức ăn, các nhà khoa học chưa tìm thấy mối tương quan giữa việc chim đẻ sớm và kích thước, tình trạng di cư. Những đặc điểm này có thể giải thích lý do cho lịch trình thay đổi của chúng.

Bates lý giải những đợt rét hại vẫn có thể xuất hiện trong thời điểm này nên nếu chim làm tổ sớm sẽ phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt, cực đoan. Điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật và côn trùng, nguồn thức ăn của chim. Về lâu dài, sự suy giảm số lượng các loài chim là khó tránh khỏi.

Thực tế này đã được chứng minh trong thời gian gần đây. Biến đổi khí hậu gây xáo trộn các mùa đang dẫn đến sự suy giảm của nhiều quần thể chim. Bên cạnh đó là mất môi trường sống tự nhiên, sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến số lượng loài.

Nghiên cứu năm 2020 cũng chỉ ra gần 3 tỷ con chim đã biến mất khỏi Mỹ và Canada kể từ năm 1970, chiếm gần 1/3 số lượng chim ở khu vực này. Sự sụt giảm nặng nề nhất ở loài chim sẻ, chim đen và chim chích.

Vào tháng 3/2022, các nhà khoa học Australia cảnh báo quần thể vẹt đuôi dài đang giảm mạnh sau các trận cháy rừng giai đoạn 2019 - 2020. Sự suy giảm sẽ tiếp tục diễn ra do khủng hoảng khí hậu khiến các đợt nắng nóng gia tăng.

Ông Bates khẳng định: Tác động của biến đổi khí hậu và sự gián đoạn theo mùa đối với chu kỳ sống của động vật và thực vật là một vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng và trung tâm trong tâm trí con người.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến số lượng loài, biến đổi khí hậu đang biến đổi hình dạng của các loài chim. Các nhà nghiên cứu đã quan sát hơn 15.000 con chim không di cư trong 77 loài sống tại rừng nhiệt đới Amazon trong 40 năm qua.

Họ nhận thấy hầu như trọng lượng của các loài chim đã nhẹ đi từ những năm 1980. Ước tính mỗi thập kỷ, các loài chim mất trung bình 2% trọng lượng cơ thể.

Đáng chú ý, những loài chim sống ở tầng cao trong tán rừng, nơi tiếp xúc nhiều nhất với nhiệt độ cao, vừa thay đổi trọng lượng cơ thể lẫn kích thước cánh. Trọng lượng cơ thể giảm, chiều dài cánh tăng đồng nghĩa chim sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Nhờ đó, cơ thể chim có thể điều chuyển hướng bay hiệu quả hơn, sản sinh nhiệt trao đổi chất thấp hơn phù hợp với điều kiện thời tiết nóng lên, gây mất năng lượng nhanh hơn.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/chim-de-trung-som-do-bien-doi-khi-hau-Xg2jsIlnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/chim-de-trung-som-do-bien-doi-khi-hau-Xg2jsIlnR.html
Bài liên quan
Tiến sĩ dùng blockchain đối phó biến đổi khí hậu
(GDTĐ) - Trong bối cảnh toàn thế giới đang tìm kiếm giải pháp giảm lượng phát thải nhà kính cũng như tác động của biến đổi khí hậu, liệu blockchain có đem đến câu trả lời cho một tương lai bền vững hơn?

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chim đẻ trứng sớm do biến đổi khí hậu