Chơi mà có được… “tình yêu”

Ngọc Trang | 19/02/2022, 06:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo chuyên gia, thông qua những trò chơi dân gian, cha mẹ cần giáo dục trẻ hiểu được tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và hướng về cội nguồn, giữ gìn văn hóa dân tộc.

Trẻ ở trên lớp cũng ít có những giờ ngoại khóa lồng ghép các trò chơi dân gian. Chính vì vậy, nét đẹp này bị mai một theo năm tháng.

Ô ăn quan - Một trong những trò chơi dân gian giúp trẻ vui vẻ, thông minh và đoàn kết.

Không khó để cùng tham gia

Theo Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương, độ tuổi mầm non, các em được chơi đùa với bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, rồng rắn lên mây… sẽ khiến trẻ vô cùng thích thú. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh còn phức tạp, trẻ chưa được đến trường. Vì thế, cha mẹ nên dành thời gian chơi với con.

Những trò chơi dân gian không hề tốn kém kinh phí, cũng không khó thực hiện. Vì vậy, nếu cả nhà cùng nhau chơi đùa sẽ khiến con hạnh phúc và phát triển trí tuệ, sức khỏe toàn diện.

Cô giáo Nguyễn Thu Hằng – Trường Mầm non Hoa Hồng (Hà Nội) - chia sẻ: “Muốn trẻ tiếp cận với trò chơi dân gian thì chính người lớn phải hiểu về nó. Không chỉ là một giáo viên, mà còn là phụ huynh của 2 con nhỏ, tôi rất quan tâm tới việc cho trẻ vận động.

Việc này giúp trẻ phát triển thể lực và trí tuệ, sống vui vẻ hơn. Vì thế, tôi thường lựa chọn các trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi. Bởi, không phải trò chơi dân gian nào cũng dành cho mọi trẻ em”.

Cô Hằng cho biết thêm, đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Nó mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi riêng. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò nào đó cần phải tìm hiểu trước để am hiểu về nó mới có thể hướng dẫn trẻ.

Cô Nguyễn Thu Hằng cho rằng, khi lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ, cần thực hiện theo các tiêu chí: Trò chơi không quá đơn giản tránh gây nhàm chán nhưng cũng không quá phức tạp để trẻ thấy nản.

Hơn nữa, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi phải dễ kiếm, dễ tìm. Người lớn có thể tìm cách để gây hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ vào trò chơi. Thông qua đó, cần giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện.

Lê Trần Anh Quân – học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội) - kể, mỗi một trò chơi, em lại hỏi mẹ về ý nghĩa của nó. Từ đó, em hiểu thêm về văn hóa, phong tục, tập quán của từng vùng miền. Thời điểm này, chúng em không được đến trường nhưng trò chơi dân gian không quá khó để cùng các bạn hàng xóm chơi với nhau.

“Trò chơi em thích nhất là kéo co, bịt mắt bắt dê… Các bạn nam và nữ đều có thể chơi được và có tính đồng đội cao. Những hôm ở nhà, vì không có bạn chơi cùng và không có sân nên em cùng bố chơi trò ô ăn quan. Em cảm thấy mình vui vẻ, hoạt bát hơn sau khi được chơi đùa. Nhờ đó có tinh thần học tập tốt hơn và không ham mê chơi điện tử nữa”, Anh Quân nói.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/choi-ma-co-duoc-tinh-yeu-qn5DrQx7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/choi-ma-co-duoc-tinh-yeu-qn5DrQx7g.html
Bài liên quan
Quảng Bình: Tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT báo cáo chi tiết việc đề xuất tăng lớp 10 năm học 2021-2022
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu Sở GD&ĐT giải trình báo cáo chi tiết về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT và giải trình các cơ sở đề nghị tăng thêm lớp học sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chơi mà có được… “tình yêu”