Chống xuống cấp di tích bằng cách nào?

Trần Hoà | 08/06/2022, 10:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tuần qua, diễn đàn Quốc hội đề cập vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tuy nhiên, làm thế nào để chống xuống cấp di tích - trong khi kinh phí hạn hẹp và việc phân cấp chưa rõ ràng?

Di sản là tài sản chung của cả dân tộc. Là báu vật nhưng lại rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất.

Chống xuống cấp, theo phân tích của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng là hợp lý. Tuy nhiên, sẽ rất không hợp lý khi giả sử vừa có kinh phí, vừa phân cấp rõ ràng mà tình trạng di tích vẫn xuống cấp, vẫn biến dạng.

Trong thời gian qua, nhiều di tích bị xâm phạm, đập cũ xây mới, làm nứt hỏng hiện vật… trong quá trình trùng tu. Có kinh phí mới có thể trùng tu, nhưng trùng tu mà đem cả máy cơ giới vào – như tháp Bánh Ít (Bình Định), “thay áo mới” đình cổ Tự Đông (Hải Dương), phá giếng cũ xây giếng mới ở đền thờ Lê Văn Hưu (Thanh Hoá)… thì thà không có tiền trùng tu, di tích sẽ an toàn hơn.

Việc phân cấp trách nhiệm cũng vậy, dù có thể chưa thực sự rõ ràng nhưng không phải không có ai phải chịu trách nhiệm. Vấn đề ở chỗ, việc thực thi pháp luật đến đâu mà thôi.

Tất nhiên trong bối cảnh xã hội hiện tại, với tầm quan trọng của di sản, buộc chúng ta phải có cách tiếp cận phù hợp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị. Đặc biệt việc phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm cá nhân cần phải cụ thể.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc thực thi – phải nghiêm chỉnh, từ việc trùng tu cho đến nghiêm minh trong việc xử lý, nếu xảy ra sai phạm.

Bài liên quan
Thô bạo với di tích – bất kính với tổ tiên
Giếng ngọc trong khuôn viên di tích cấp quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu bị phá bỏ để xây mới. Chính quyền cho rằng, đó chỉ là “cái vũng nước đọng”.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chống xuống cấp di tích bằng cách nào?