Trong khi đó, nhiều tư liệu về lịch sử và tài liệu tuyên truyền hiện nay đều ghi chép giếng ngọc ở đền Lê Văn Hưu có tuổi đời hàng trăm năm.
Như vậy, tư liệu lịch sử để tuyên truyền di tích đã cố ý viết sai, hay vị Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thiệu Hóa đang nguỵ biện?.
Nhưng cho dù thế nào, việc phá bỏ giếng cũ trong khuôn viên di tích lịch sử cấp quốc gia, để thay vào đó một cái giếng hoàn toàn mới – là hành vi xâm phạm nghiêm trọng di tích, vi phạm pháp luật.
Thời gian qua, nhiều di tích bị phá hoại dưới danh nghĩa trùng tu, bảo tồn. Niềm tin của người dân vào các dự án này đã giảm sút kèm theo nỗi bất an. Vòng luẩn quẩn này đã lặp lại nhiều lần, và sẽ còn tiếp tục cho đến khi nào ngành văn hoá thực sự nghiêm túc trong việc thực hiện Luật Di sản.
Di tích là vốn quý mà cha ông tạo ra, được công nhận và phải được bảo đảm gìn giữ bằng các quy định của pháp luật. Thô bạo với di tích không chỉ là hành vi bất kính với tổ tiên, mà còn thể hiện thái độ trà đạp lịch sử và coi thường luật pháp.