Nghĩ về giáo dục di sản

T. Hoà | 21/10/2021, 09:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mới đây, Bộ VH-TT&DL có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng chương trình phối hợp với ngành giáo dục trong hoạt động bảo tàng.

Điều đó chứng minh, tham quan trực tiếp vẫn thú vị và sâu sắc hơn trực tuyến. Đó là tiền đề bền vững để ngành văn hoá kết hợp với ngành giáo dục đưa học sinh đi trải nghiệm thực tế.

Người Việt nhưng lại thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam – nhận định từng được cho là phiến diện nhưng lại có lý. Bởi một thời, phim cổ trang Trung Quốc tràn lan trên truyền hình - trong khi phim về sử Việt bằng không, hoặc có thì lại dở từ khâu kịch bản đến trang phục, diễn xuất.

Quảng bá lịch sử - văn hoá là chiến lược của mọi quốc gia (không chỉ riêng Trung Quốc). Nước bạn làm rất tốt việc quảng bá này thông qua việc sản xuất phim lịch sử để xuất khẩu. Song hành với công nghiệp điện ảnh, giới trẻ Trung Quốc cũng được trải nghiệm thực tế với các di sản lịch sử.

Chúng ta chưa có điều kiện làm những bộ phim hoành tráng về lịch sử, nhưng các tỉnh thành đều có bảo tàng cũng như các di sản văn hoá. Bình thường, giới trẻ có thể ít quan tâm đến việc tìm hiểu lịch sử, thì việc kết hợp để học sinh trải nghiệm thực tế là thời cơ rất tốt để “dân ta phải biết sử ta”.

Bảo tàng là nơi thể hiện nét văn hóa - lịch sử của một vùng đất, hay rộng hơn là một quốc gia. Hiện vật lịch sử là những lát cắt, thể hiện thông điệp thời đại – chỉ có đối diện trực tiếp mới đem lại cái nhìn chân thật và cảm xúc về bề dày lịch sử.

Như vậy, không chỉ lan toả nét đẹp của văn hoá – lịch sử, mà còn cân bằng giữa lý thuyết và thực hành.

Bài liên quan
Chùa Hương - di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội
Chùa Hương - ngôi chùa không chỉ mang vẻ đẹp danh thắng nổi tiếng mà còn nổi bật với văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghĩ về giáo dục di sản