Người truyền cảm hứng lịch sử ở trường làng thành Nhà giáo ưu tú

Hồ Lài | 06/09/2021, 06:46
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

GD&TĐ - Cô Hà Thị Thanh Nhàn là người truyền cảm hứng lịch sử ở Trường THCS Kỳ Sơn, thuộc huyện miền núi khó khăn Tân Kỳ (Nghệ An). Đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú với cô là một điều "không thể tin nổi".

Đền đáp xứng đáng

Những nỗ lực của cô giáo Hà Thị Thanh Nhàn trong 20 năm qua cũng được ghi nhận, khi là giáo viên duy nhất của huyện Tân Kỳ được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú trong đợt xét công nhận năm học 2020-2021. Đây cũng là giáo viên đầu tiên của Trường THCS Kỳ Sơn sau 60 năm thành lập đạt danh hiệu này.

Thành quả đó không chỉ dành riêng cho bản thân mà còn là nguồn động viên lớn lao để giáo viên huyện nhà cùng vươn lên vì học trò và để  được sống với niềm đam mê, khát khao chống hiến cho “sự nghiệp trồng người”.

Cô đã chọn gắn bó với giáo dục vùng miền núi khó khăn gần 20 năm kể từ khi ra trường.

“Cảm giác lúc đó như không tin nổi bởi Nhà giáo ưu tú là một danh hiệu quá lớn lao. Sau đó, tôi lại lo lắng bởi tự hỏi bây giờ phải nỗ lực như thế nào để xứng với danh hiệu đã được trao...”, cô Hà Thị Thanh Nhàn xúc động nói.

Nhớ lại cả quá trình làm hồ sơ để được công nhận danh hiệu, cô cho biết mình không đặt nhiều hi vọng, vì  chỉ là giáo viên dạy Lịch sử THCS ở một ngôi trường miền núi. Tuy nhiên, rất nhiều đồng nghiệp, cấp trên của cô đều tin tưởng, với tâm huyết và đóng góp với nghề nhiều năm qua.

Ông Phạm Tân Phương – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Kỳ cho hay: Mỗi năm huyện Tân Kỳ chỉ chọn 5 em vào đội tuyển học sinh giỏi/môn. Do đó, để vượt qua vòng huyện vào được vòng tỉnh là một nỗ lực rất khó khăn. Vì vậy, HS giỏi của cô Nhàn không chỉ là con số, mà là thành quả của nghề giáo từ đam mê, và kiến thức chuyên môn vững vàng.

Cô Hà Thị Thanh Nhà trong buổi sinh hoạt, trao đổi chuyên môn của nhà trường tổ chức.

Ngoài bồi dưỡng HS giỏi và thi GV giỏi tỉnh để tiếp cận những đổi mới giáo dục, cô Hà Thị Thanh Nhàn còn mở rộng giới hạn của mình ở nhiều cuộc thi mang tính chất trải nghiệm khác. Đó là giải Nhì cuộc thi sử dụng đồ dùng; hướng dẫn học sinh thi sáng tạo khoa học kỹ thuật; có 2 sản phẩm dạy học theo chủ đề tích hợp đạt giải Nhất và giải Ba cấp quốc gia năm học 2015 – 2016 và 2016 - 2017.

Cô cũng là người luôn đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Là giáo viên cốt cán thường xuyên tham mưu và chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoài giờ lên lớp.

“Giáo viên không chỉ là người dạy kiến thức 1 môn học, mà còn qua hoạt động giáo dục, nhằm trang bị kỹ năng, giá trị sống cho học sinh, giúp các em tự tin vào bản thân, mạnh dạn trong các hoạt động. Ngược lại, giáo viên cũng sẽ được tiếp thêm lửa nghề, hạnh phúc với từng thành quả mà học sinh đạt được”, cô Thanh Nhàn chia sẻ.

Thầy Phạm Thành Nam – Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Sơn luôn tự hào về đồng nghiệp, giáo viên của mình: “Cô Hà Thị Thanh Nhàn là nhân tố tích cực của nhà trường, và là người truyền cảm hứng, lan tỏa sự nhiệt huyết, tận tâm, yêu trường và quan tâm học sinh, đồng nghiệp. Sự cống hiến như một lẽ sống của cũng có ý nghĩa lan tỏa tình yêu nghề trong ngành Giáo dục”.
Bài liên quan
Gợi ý đáp án môn Lịch sử tốt nghiệp THPT 2021
Sáng nay, các thí sinh bước vào bài thi tổ hợp tư chọn bao gồm 2 bài thi Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Năm nay, số thí sinh lựa chọn thi tổ hợp Sử, Địa, GDCD chiếm hơn 541.000 thí sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người truyền cảm hứng lịch sử ở trường làng thành Nhà giáo ưu tú