'Chữa lành' tổn thương sức khỏe tâm thần cho nhà giáo

Đình Tuệ | 18/12/2022, 09:44
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong rất nhiều áp lực về công việc ở trường lẫn ở nhà, giáo viên bị căng thẳng một phần nữa do sợ bị ghi âm, ghi hình đưa lên mạng xã hội. 

'Chữa lành' tổn thương sức khỏe tâm thần cho đội ngũ nhà giáo ảnh 2
Hội thảo "Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc" vừa được Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Trên cơ sở những phân tích về thực trạng và nguyên nhân của tình trạng trên, PGS.TS Trần Thành Nam đã đề xuất về một cơ chế để tận dụng các nguồn lực chăm sóc SKTT, nhất là với đội ngũ giáo viên.

Ví dụ, cần tích hợp và chuyên nghiệp hóa 3 vị trí hỗ trợ SKTT trong trường học là nhà tham vấn tâm lý, nhà tâm lý học đường và nhân viên công tác xã hội học đường. Từ đó mới có "bản vẽ" của ngôi trường hạnh phúc nhằm "chữa lành" cho đội ngũ nhà giáo bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Thành Nam cũng kêu gọi sự hợp tác để xây dựng một hệ thống đánh giá sàng lọc các vấn đề tổn thương SKTT cho giáo viên và học sinh trong toàn hệ thống; phát triển các nhóm hỗ trợ đồng đẳng từ xa, các dịch vụ hỗ trợ chuyên gia trực tuyến…

Vị chuyên gia cũng dẫn chứng việc áp dụng các chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần đưa vào nhà trường đã có hiệu quả; khuyến nghị cần đưa một số nội dung giáo dục nhận thức về sức khỏe tâm thần vào nhà trường.

'Chữa lành' tổn thương sức khỏe tâm thần cho đội ngũ nhà giáo ảnh 3
PGS.TS Trần Văn Công - Phó Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục.

Cùng đưa ra giải pháp cho vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Công - Phó Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục cho rằng, điều đầu tiên là sự chú tâm và nhận diện ra các biểu hiện, nguy cơ tổn thương mà hàng ngày chúng ta có thể thường không chú ý.

Ví dụ, chúng ta cảm thấy ăn không ngon, ngủ không sâu như trước và có xu hướng cô lập mình khỏi gia đình và bạn bè để tập trung cho công việc; chúng ta bỗng không chịu nghỉ giải lao và đứng lên theo giờ quy định, không còn cảm thấy thích thú và cam kết với những công việc mình đang làm. Nhiều giáo viên cũng cảm thấy mình vô cảm sau một cuộc họp hoặc livestream, cảm thấy ít thông cảm và chu đáo hơn với học sinh…

Qua đó, PGS.TS Trần Văn Công đã hướng dẫn các bài tập trải nghiệm chánh niệm để phát hiện những điều vẫn xảy ra xung quanh chúng ta nhưng cuộc sống bộn bề khiến cho chúng ta đã bỏ qua rất nhiều trong cuộc sống. Từ đó khuyến khích điểm mạnh của cá nhân, thúc đẩy ý nghĩa cuộc sống, sử dụng sáng tạo, tập trung vào lòng dũng cảm, tính kiên định và thực hành “dòng chảy”

Chiến lược dòng chảy khuyến khích chúng ta hồi tưởng về những sự kiện tích cực trong quá khứ (hồi ức tích cực); tiếp tục những trải nghiệm tích cực trong hiện tại (nhắc lại 3 sự kiện tích cực hàng ngày, biết ơn người khác, đếm việc tử tế của bản thân) và Trải nghiệm tích cực trong tương lai thông qua sự mong đợi (tưởng tượng tích cực về những gì sẽ xảy ra, trải nghiệm khan hiếm…).

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chua-lanh-ton-thuong-suc-khoe-tam-than-cho-doi-ngu-nha-giao-post619397.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chua-lanh-ton-thuong-suc-khoe-tam-than-cho-doi-ngu-nha-giao-post619397.html
Bài liên quan
Áp lực giảm khi đời sống tinh thần nhà giáo được chăm lo
Ngoài thu nhập, nhà giáo cũng cần được chăm lo về đời sống tinh thần. 

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Chữa lành' tổn thương sức khỏe tâm thần cho nhà giáo