Cô sinh viên khiếm thị và giấc mơ CNTT

PV | 28/10/2022, 17:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ)- Lúc hoàn toàn mất đi thị lực vào năm 9 tuổi, Lương Thị Trà My không bao giờ hình dung rằng mình sẽ là sinh viên ngành CNTT ở một trường đại học quốc tế.

“Tôi được học một số kỹ năng CNTT cơ bản tại Hội Người mù TP. Bắc Ninh, và không ngờ điều này lại đánh dấu cột mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời tôi”, cô gái trẻ chia sẻ. “CNTT đem đến cho tôi một nền giáo dục bình đẳng và vô số tài liệu tham khảo trong học tập, giúp tôi đạt thành tích tốt trong học tập. Chẳng những thế, CNTT còn giúp tôi tham gia các hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn như cuộc thi bình luận về sách”.

z3834505210349_8da180866b6d745e684a51cf60b5b8ea.jpg
Trà My (bên phải) với bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam.

Cô gái đầy hoài bão còn nhận ra rằng CNTT không chỉ hỗ trợ người khiếm thị trong việc học và cuộc sống, mà còn thu hẹp khoảng cách giữa họ và những người khác.

“Nhiều người có thể ngạc nhiên với quyết định chọn học CNTT của tôi. Nhưng tôi tin vào quyết định và khả năng của mình”, My nói. 
Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Huyền, Chủ tịch Hội người mù TP. Bắc Ninh, người đã chứng kiến My trưởng thành trong suốt 9 năm, cho biết hiện chưa có trường đại học nào ở Việt Nam chấp nhận sinh viên khiếm thị vào học ngành CNTT.

“Học bổng Chắp cánh ước mơ của Đại học RMIT là một cơ hội tuyệt vời để My hiện thực hóa ước mơ của em. Với năng khiếu, đức tính chuyên cần, ham học hỏi và một mục tiêu rõ ràng cho tương lai, tôi thật sự tin tưởng rằng My chắc chắn đủ năng lực thành công ở môi trường đại học”, cô Huyền chia sẻ.

Hào hứng bắt đầu hành trình của mình tại RMIT Việt Nam, My tin rằng “học bổng và những kỹ năng khác mà môi trường giáo dục quốc tế đem lại sẽ giúp tôi đạt được ước mơ trở thành một lập trình viên có thể tạo ra được những công cụ hỗ trợ khả năng tiếp cận cho sinh viên khiếm thị và những người khác nữa”.

Bài liên quan
Chàng trai khiếm thị tự học thành luật sư
GD&TĐ -Pan Mingjing, 35 tuổi, sống tại Quảng Châu, hiện là người khiếm thị đầu tiên vượt qua Kỳ thi nghề luật quốc gia Trung Quốc, và được cấp chứng chỉ luật sư chuyên nghiệp. Hành trình vượt lên số phận của Pan đã truyền cảm hứng tự học cho nhiều người khuyết tật.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô sinh viên khiếm thị và giấc mơ CNTT