Cũng may cốc nước sôi không quá nhiều, chỉ khoảng 200ml, hầu hết chảy xuống đất, chỉ phần nhỏ đổ vào chân em bé đang mang vớ. Người bố bế con tới vòi nước, xả nước lạnh lên chân con suốt nửa tiếng, đứa bé cũng ngừng khóc.
Sau đó, người bố cẩn thận dùng kéo cắt chiếc tất đang mang của con mình, phát hiện tất không dính vào phần da bị bỏng. Phần da bị bỏng bây giờ chỉ ửng đỏ, chưa có vết phồng rộp nào.
Để đảm bảo an toàn, người bố tiếp tục cho con ngâm chân trong chậu có pha đá lạnh trong 10 phút. Lúc này, phần da bị bỏng của đứa trẻ đã bớt tấy đỏ.
Mặc dù nhìn bên ngoài chân của em bé không có vấn đề nghiêm trọng nhưng người bố vẫn cẩn thận băng bó chỗ bị bỏng. Sau khi sơ cứu con mình trong 1 tiếng, người bố mới đưa con tới bệnh viện để khám.
Nhìn chỗ bị bỏng của em bé, bác sĩ nói vết thương này không sao, một lúc nữa sẽ hết đỏ, còn hỏi người bố có sơ cứu ở nhà không.
Sau khi nghe người bố kể lại, bác sĩ khen ngợi cách sơ cứu bị bỏng của anh rất chuẩn xác. Bác sĩ còn nói vết bỏng của em bé không đáng lo ngại, không có vết phồng rộp nên về nhà chỉ cần bôi thuốc mỡ trị bỏng là được.
Bác sĩ nói thêm rằng, trước đây ông từng điều trị cho mấy trường hợp trẻ em bị bỏng nước sôi. Ban đầu, tình trạng bỏng không quá nặng nhưng không được cha mẹ ở nhà xử lý khoa học, vội vàng đưa con tới bệnh viện, bỏ lỡ thời gian hạ nhiệt tốt nhất. Kết quả là đứa trẻ ban đầu không nổi mụn nước nhưng khi tới bệnh viện thì vết bỏng phồng rộp, cần phải nhập viện.
Bác sĩ cho biết, quan trọng nhất khi trẻ bị bỏng là phải hạ nhiệt kịp thời, sau khi hạ nhiệt, nhiệt độ bên trong da sẽ hạ xuống, mức độ bỏng cũng giảm đi.
Đối với một số vết bỏng ít nghiêm trọng, chỉ cần bôi một ít thuốc tại nhà, thậm chí đối với những vết bỏng nước nghiêm trọng hơn, chỉ cần hạ nhiệt độ kịp thời, có thể giảm đáng kể tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Sau khi nghe những lời của bác sĩ nói, 2 vợ chồng thở phào nhẹ nhõm.
Khi chăm sóc con cái, cha mẹ không chỉ tránh cho con tiếp xúc với nước sôi, vật nóng mà còn phải học cách sơ cứu khi bị bỏng để bảo vệ con mình tốt hơn.