Còn đó nhiều thách thức dạy - học môn Khoa học tự nhiên

24/08/2023, 10:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sau 2 năm triển khai, dạy học môn Khoa học tự nhiên dù ngày càng tốt lên, nhưng khó khăn vẫn còn không ít.

Sở GD&ĐT đã tích cực chủ trì, phối hợp tổ chức rà soát số lượng, chất lượng đội ngũ cùng các điều kiện bảo đảm khác. Lộ trình bồi dưỡng, đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên luôn gắn liền với việc tinh giản biên chế, tuyển dụng theo nguyên tắc có vào, có ra để giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao năng lực, thái độ phục vụ của đội ngũ. Với nguyên tắc nơi nào có học sinh, nơi ấy phải có đủ giáo viên giảng dạy, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Long luôn ưu tiên bố trí đủ biên chế cho ngành Giáo dục và bảo đảm kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xem đây là sự đầu tư cho tương lai và cho sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước.

Bộ GD&ĐT đã thống nhất quan điểm “không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ. Với mỗi mạch kiến thức trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí cấp THCS có thể được bắt đầu thực hiện và hoàn thành trong từng học kì của năm học”; chỉ cần “bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình”.

Tuy nhiên, quy định về giờ chuẩn của cán bộ quản lí, giáo viên theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT) lại được tính theo tuần (không thực hiện định mức giờ/năm học). Điều này gây khó khăn trong phân công giảng dạy các môn học tích hợp. Rất mong Bộ GD&ĐT điều chỉnh các thông tư trên theo hướng phân tiết chuẩn cho cán bộ quản lí, giáo viên theo năm học.

Cô Trương Thị Quý Hoa (Hiệu trưởng Trường THCS Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội): Bồi dưỡng giáo viên không phải để hoàn thiện chứng chỉ

Còn đó nhiều thách thức dạy - học môn Khoa học tự nhiên ảnh 3
Cô Trương Thị Quý Hoa.

Sau 2 năm triển khai Chương trình GDPT 2018, việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn tích hợp của nhà trường đã chủ động, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế. Hoạt động chuyên môn của nhóm giáo viên dạy học môn tích hợp đã thể hiện tính chuyên nghiệp.

Giáo viên cốt cán, đại trà được tập huấn trực tiếp, thường xuyên, cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ khi giảng dạy môn tích hợp đầy đủ; từ đó chủ động, linh hoạt trong dạy học tích hợp, sáng tạo lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Thầy cô cũng tự học tập, bồi dưỡng, đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng chương trình.

Đưa vào dạy học môn tích hợp là phù hợp với xu hướng giáo dục mới, song còn nhiều thách thức. Giáo viên dạy đơn môn dù được tập huấn, bồi dưỡng nhưng vẫn chưa đáp ứng giảng dạy có chất lượng môn học. Cơ sở vật chất nhiều trường hạn chế, chưa đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy học…

Để triển khai dạy học tốt môn tích hợp, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên có đầy đủ chứng chỉ môn tích hợp, kết hợp xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng tại cơ sở; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên; đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học giảng dạy môn tích hợp.

Để tiếp tục triển khai môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên hiệu quả, trước hết cần thiết kế chương trình với nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với khả năng dạy học của giáo viên, khả năng tiếp thu của học sinh. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích hợp theo quyết định của Bộ GD&ĐT, song phải có chiều sâu để giáo viên lấy kiến thức, không phải để hoàn thiện chứng chỉ.

Cần thực hiện bồi dưỡng vào dịp hè và bảo đảm quyền lợi cho giáo viên; kinh phí đào tạo phải do ngân sách địa phương chi trả. Năm nay có khóa sinh viên ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên đầu tiên ra trường. Các cấp quản lý cần quan tâm tuyển dụng đội ngũ này cho đơn vị có nhu cầu. Cùng với đó, tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT; công tác truyền thông thực hiện liên tục để chia sẻ kinh nghiệm từ những trường, cá nhân dạy môn tích hợp hiệu quả.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/con-do-nhieu-thach-thuc-day-hoc-mon-khoa-hoc-tu-nhien-post651346.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/con-do-nhieu-thach-thuc-day-hoc-mon-khoa-hoc-tu-nhien-post651346.html
Bài liên quan
Vận dụng nghệ thuật trừu tượng của họa sĩ Jackson Pollock vào dạy học tạo hình cho trẻ mầm non
Vận dụng phong cách nghệ thuật trừu tượng của họa sĩ Jackson Pollock vào dạy học tạo hình cho trẻ mầm non là một cách tiếp cận mới mẻ và đầy tiềm năng đối với các nhà giáo dục. Kết quả đạt được là sự sáng tạo, sự hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ em theo như mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non đã đề ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Còn đó nhiều thách thức dạy - học môn Khoa học tự nhiên