Các gian hàng tại hội chợ Trung Quốc-CEEC ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, vào ngày 16/ 5. Ảnh: Xinhua
Theo một tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc vào tháng 4, phía Ba Lan cho biết, hai bên đã nỗ lực thúc đẩy "sự thay đổi trong cách tiếp cận của Trung Quốc" đối với thịt và gia cầm.
Hiện nay, mặc dù đã dỡ bở các lệnh cấm chính thức nhưng Trung Quốc vẫn chưa nối lại việc nhập khẩu gia cầm từ nhiều quốc gia từng phát hiện các trường hợp cúm gia cầm.
Wipasz là một trong hơn 400 công ty ở Trung và Đông Âu xuất hiện tại hội chợ Ninh Ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20/5.
Tham vọng thương mại châu Âu gặp khó
Trong bối cảnh nhu cầu suy yếu và giá hàng hóa giảm, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 205,21 tỷ USD, sau khi giảm 1,4% trong tháng 3.
Thâm hụt thương mại giữa Trung và Đông Âu với Trung Quốc cũng ngày càng lớn: Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 4,9% trong năm ngoái và giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng khoảng 13,8%.
Dữ liệu thương mại hàng quý mới nhất cho thấy dấu hiệu cải thiện, với xuất khẩu quý đầu tiên của Trung Quốc sang Trung và Đông Âu tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái và nhập khẩu từ hai khu vực này tăng 7,3%.
Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu đã giảm 12,2% trong tháng 4 với mức tăng duy nhất được ghi nhận ở các quốc gia Bulgaria, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Romania và Montenegro.
Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary là các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu vào năm ngoái, chiếm 59,6% giá trị nhập khẩu từ hai khu vực này.
Trong chuyến thăm Trung Quốc trước hội chợ, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto đã thông báo rằng Hungary đang mong đợi khoản đầu tư trị giá 3,2 tỷ USD của Trung Quốc vào lĩnh vực sản xuất ô tô .
Hungary đã nhận được 7,6 tỷ USD đầu tư liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vào năm ngoái - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác - ngay cả khi đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu giảm 22% và tiếp tục xu hướng giảm trong nhiều năm.