Củ kiệu và những bài thuốc quý

Phạm Hoa | 06/10/2023, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Kiệu là loại cây thảo, thân hành mầu trắng, có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Theo Đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm; vào ba kinh phế, vị và đại tràng, chống tức ngực, thông dương khí...

Món kiệu dầm chua ngọt, kiệu muối... là những món kết hợp độc đáo “chuẩn vị” trên mâm cơm truyền thống của người Việt, nhất là trong dịp lễ tết.

Ngoài công dụng là món ăn thơm ngon thì củ kiệu còn mang đến nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Đôi nét về củ kiệu

Củ kiệu có tên gọi khác nhau tùy theo mỗi vùng miền, có nơi gọi là kêu, tiển toán, tiểu căn toán, dã toán... Đông y gọi là giới bạch. Đây là một loại cây thuộc họ hành.

Phần lá mọc ở gốc, lá dài hẹp đường dài 15cm đến 60cm, cụm hoa hình tán kép. Cây kiệu cho củ kiệu mầu trắng to, hơi phình ra, hình tròn hoặc giống như củ hành nhưng nhỏ hơn, phần củ kiệu có nhiều vảy mỏng bọc ở bên ngoài.

Cây kiệu được trồng ở khắp nơi trên đất nước ta. Người dân thường sử dụng củ kiệu để làm dưa muối chua, dùng làm gia vị.

Khi bạn muối củ kiệu kiểu chua ngọt thì sẽ giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa như acidophiluis, lactobacillus plantarum. Từ đó, các chất đó sẽ kích thích hệ tiêu hóa được hoạt động một cách tốt hơn.

Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi sẽ tiết ra enzym chuyển hóa thành axit lactic tạo ra vị chua để phân hủy protein trong thức ăn giúp cơ thể hấp thu thức ăn tốt hơn.

Củ kiệu muối được chế biến từ nguyên liệu tươi nên giữ lại được một lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp cơ thể ngăn ngừa được bệnh táo bón hiệu quả.

anh-chup-man-hinh-2023-10-05-151612.png
Theo Đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm; vào ba kinh phế, vị và đại tràng..

Củ kiệu cũng giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây lão hóa cho chị em phụ nữ.

Khi lên men axit lactic có trong củ kiệu sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giúp lưu thông máu tốt hơn.

Củ kiệu và những bài thuốc

Ngoài ra củ kiệu còn là một vị thuốc vô cùng hiệu quả trong chữa trị nhiều loại bệnh.

Chữa viêm mũi mạn tính: Dùng củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, Mộc qua 9g; nấu nước uống trong ngày.

Chữa đau thắt tim: Dùng củ kiệu 9g, qua lâu 18g, đan sâm 9g, khương hoàng 9g, ngũ linh chi 9g, quế chi 6g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, viễn chí 9g, trầm hương bột 3g (hòa vào sau). Sắc nước uống trong ngày.

Chữa kiết lỵ, ỉa chảy, mót rặn: Dùng củ kiệu 9g, sài hồ 9g, bạch thược 12g, chỉ thực 6g, cam thảo 4g. Sắc nước uống.

Chữa xích lỵ, đi lỵ phân lẫn máu: Dùng củ kiệu 12%, hoàng bá 6g, sắc nước uống. Hoặc dùng kiệu 1 nắm, thái nhỏ, nấu cháo ăn.

Chữa ỉa chảy, nôn khan không ngừng: Dùng kiệu 1 nắm, nước 500ml, sắc cạn còn một nửa, chia thành nhiều lần uống.

anh-chup-man-hinh-2023-10-05-151838.png
                                        Củ kiệu muối chua là món ăn ngon mà nhiều người yêu thích.

Chữa hôn mê do trúng khí độc: Dùng kiệu giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào mũi.

Chữa lở ngứa: Dùng lá kiệu nấu nước rửa, hoặc giã nát đắp lên chỗ da bị bệnh.

Chữa bỏng: Dùng kiệu giã nhỏ, vắt lấy nước, hòa với mật ong nước bôi vào chỗ bị bỏng, giúp da chóng lành.

Chữa hóc xương cá: Dùng kiệu 1 nhúm, nhai nát, cuốn một đầu sợi dây nhỏ vào trong, nuốt đến chỗ xương bị hóc, cầm đầu dây kéo ra từ từ.

Củ kiệu rất dễ dùng, tuy nhiên, những người phát nóng do "khí hư" hoặc "âm hư", mồ hôi ra nhiều, đầu đau không nên dùng củ kiệu. Nếu có dùng thì nên dùng số lượng ít, phối hợp thêm với các món ăn hoặc gia vị khác để kích thích ngon miệng là chính.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Củ kiệu và những bài thuốc quý