Covid-19 khiến nhiều nữ cán bộ quản lý, giáo viên hay người thân của họ mắc bệnh…, đời sống bị đảo lộn.

Vận dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” là giải pháp được cô Hồng vận dụng sau những trăn trở này. Với đặc thù môn Ngữ văn, học sinh luôn cần đọc bài, soạn bài trước khi lên lớp, cô hướng dẫn học sinh chia nhóm, phân vai, đảm nhiệm vai trò đứng lớp giảng bài như một giáo viên thực thụ. Các nhóm tự phân công, chuẩn bị giáo án, thuyết trình, làm slide PowerPoint và trực tiếp lên lớp giảng bài cho các bạn.

“Tôi thực sự bất ngờ về sự chủ động, tự tin và sáng tạo của học sinh. Các em làm slide rất sinh động, bắt mắt, tự thiết kế thêm những hoạt động nhóm lý thú để tương tác với các bạn trong lớp. Đúng là khi được trao niềm tin, trò sẽ phát huy rất tốt năng lực của bản thân! Vậy là, tôi cũng hạn chế việc phải nói nhiều khi lên lớp mà học sinh lại phát huy được nhiều năng lực của mình và phương pháp học tập cũng được đổi mới giúp các em hứng thú hơn” – cô Hồng kể.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Mỏ Trạng, huyện Yên Thế, Bắc Giang cũng từng trải qua những ngày vô cùng khó khăn vì Covid-19. Cô Huyền nhớ lại: Khi phát hiện dương tính với Covid-19, chồng cô làm công nhân xa nhà cũng đang trong diện cách ly. Mình cô trong căn nhà tập thể chật chội, điều kiện sinh hoạt khó khăn với 2 con - một học mẫu giáo, một học lớp 3. Vừa lo sức khỏe bản thân, vừa chăm sóc con nhỏ, cô Huyền vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh, đồng thời là giáo viên chủ nhiệm một lớp khối 12.

Dạy học có thể sử dụng hình thức trực tuyến, nhưng công tác chủ nhiệm quản lý lớp từ xa gặp rất nhiều khó khăn. Cô Huyền đã nhạy bén sử dụng các tiện ích công nghệ để điều hành công việc và kêu gọi sự phối hợp của giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh. “Trong công tác chuyên môn, tôi đã áp dụng các kỹ thuật, phương pháp, phương tiện dạy học trực tuyến, phát huy ưu điểm của các phần mềm dạy học: Microsof Teams, Google meet… để việc dạy học trực tuyến hiệu quả hơn” - cô Nguyễn Thị Thanh Huyền chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trường THPT Mỏ Trạng, Bắc Giang vẫn thực hiện tốt công việc chuyên môn khi là F0.

Không bỏ dạy 1 tiết dù là F0

Trong đợt dịch vừa qua, Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) có một số giáo viên nữ dương tính với Covid-19. Thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Các cô đã khắc phục mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ, giúp việc học của học sinh không bị gián đoạn, ngay cả khi bản thân mắc bệnh. Nhà trường ghi nhận và tri ân những nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách của các thầy cô.

Chia sẻ câu chuyện của mình, cô Trần Thị Mai, Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) nhớ lại cảm giác hoang mang khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau rát họng, nhức đầu. Cùng lúc, chồng cô cũng có triệu chứng tương tự, kèm theo sốt, đau nhức người. Cả nhà cô sau đó đều có kết quả dương tính với Covid-19.

Vì chồng con có triệu chứng nặng hơn, nên cô Mai là người chăm sóc cả nhà, trong khi bản thân cũng là người bệnh cần được chăm sóc, nghỉ ngơi. Mỗi ngày, cô thức dậy sớm, chuẩn bị ăn sáng cho gia đình, phân thuốc cho từng người, đo nhiệt độ cơ thể, nồng độ oxy trong máu, làm nước xông mũi miệng cho từng người rồi lên lớp dạy học online.

Có những lúc đang dạy học thì cổ họng cảm giác như bị lửa thiêu cháy, phải liên tục uống nước ấm, người mệt mỏi, khó chịu. Việc giảng bài cũng bị ảnh hưởng bởi thường bị hụt hơi khi nói, nhưng cô Mai quyết không bỏ dạy buổi nào. Hết giờ dạy, sau vòng quay lo cơm nước cho cả nhà và hàng loạt công việc cần làm để chăm sóc sức khỏe, cô lại thức chuẩn bị bài cho tiết học sau, cùng công tác chuyên môn khác.

Khi phát hiện mắc Covid-19, cô Nguyễn Ngọc Hiền, Trường THPT Trần Đại Nghĩa cũng bàng hoàng và lo lắng. Nhớ lại giai đoạn khó khăn, cô Hiền không thể quên cảm giác khó thở, hơi thở luôn bị đứt quãng, mệt nỏi, sốt cao về đêm và giấc ngủ luôn chập chờn, không yên giấc. Vì bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến hô hấp, nên khi dạy online tại nhà, cô Hiền cũng gặp nhiều khó khăn.

“Nhưng vì học sinh, tôi luôn cố gắng nhiều hơn. Khi quá mệt tôi sẽ dừng lại đôi chút, uống nhiều nước ấm và đi lại khoảng 1 - 2 phút để cơ thể ổn định lại. Sau chuỗi ngày dương tính với Covid-19, tôi thấy tinh thần tích cực là vô cùng quan trọng. Chính điều đó đã giúp tôi vượt qua để có thể tiếp tục công việc dạy học trực tiếp trở lại, được gặp học trò thân thương” – cô Nguyễn Ngọc Hiền chia sẻ.

Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk) có 96 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó có 60 cán bộ, giáo viên, nhân viên là nữ giới. Theo thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đăng Bồng, hầu hết giáo viên của trường đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có người bị ảnh hưởng trực tiếp, người ảnh hưởng gián tiếp. Trong đó, có 4 giáo viên nữ của trường bị nhiễm Covid-19. Khi bị mắc bệnh, các cô gặp không ít khó khăn, vì đều là trụ cột của gia đình, vừa lo việc giảng dạy, vừa lo nội trợ nên cuộc sống vốn bình yên của gia đình bị xáo trộn.

Thầy Bồng cũng cho biết: Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã đoàn kết để vượt qua đại dịch, nhất là nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên - cùng chia sẻ công việc gia đình, phân công nhau dạy thay khi sức khỏe không tốt. Trong số đó điển hình như cô Nguyễn Thị Kim Liên, giáo viên môn Ngữ văn; cô Nguyễn Thị Lưu, giáo viên môn Tiếng Anh; cô Nguyễn Thị Ly, giáo viên môn Địa lý, cô Nguyễn Thị Thanh Bình, giáo viên môn Sinh học… Các cô đều là những giáo viên giỏi, vừa dạy đại trà, vừa tham gia bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi... Khi nhiễm bệnh, các cô đã nỗ lực, cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ vừa là cô, là mẹ, vừa là người vợ trong gia đình.

“Tính đến tháng 2/2022, ngành Giáo dục Thuận An còn 30 giáo viên vẫn nhập liệu tiêm vắc-xin, 25 kế toán hỗ trợ công tác duyệt chính sách doanh nghiệp và người dân lao động bị ảnh hưởng dịch, 2 giáo viên hỗ trợ khâu hồ sơ và 2 giáo viên hỗ trợ cập nhật rà soát phần mềm về chính sách, đáp ứng đúng yêu cầu theo chỉ đạo UBND thành phố trong việc tiếp tục phòng chống dịch Covid-19” – cô Huỳnh Thị Mỹ Ngân chia sẻ.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nhan-ai/cuoc-chien-vi-dan-em-tzonILLnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nhan-ai/cuoc-chien-vi-dan-em-tzonILLnR.html
Bài liên quan
Mong muốn tuổi trẻ được cống hiến nhiều hơn cho công việc
(GDTĐ) - Chị Đặng Thị Diệu Huyền - cán bộ Phòng Tổ chức & nhân sự Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (TTHPC) có nhiều đóng góp cho ngành điện.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"Cuộc chiến" vì… đàn em