Cuộc điện đàm bưóc ngoặt cứu Mỹ thoát vỡ nợ ở "phút 89": Hai quốc gia châu Á thở phào nhẹ nhõm

An An | 28/05/2023, 11:39
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Kịch bản vụ vỡ nợ chưa từng có của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba lo lắng.

Sau đợt bùng nổ giao dịch ban đầu do dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang gặp khó khăn khi tiêu dùng, đầu tư và sản lượng công nghiệp đều có dấu hiệu chậm lại.

Áp lực giảm phát trở nên tồi tệ hơn khi giá tiêu dùng hầu như không thay đổi trong vài tháng qua hay tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, đạt mức kỷ lục 20,4% trong tháng 4.

Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản chỉ mới có dấu hiệu thoát khỏi tình trạng trì trệ và giảm phát , vốn đã ám ảnh nước này trong nhiều thập kỷ.

Sau đợt bùng nổ nhờ dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch vào năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang gặp khó khăn khi tiêu dùng, đầu tư và sản lượng công nghiệp đều có dấu hiệu chậm lại.

Toàn cầu cũng ảnh hưởng nếu Mỹ vỡ nợ

Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc nghiên cứu, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Marcus Noland, nói rằng: " Mỹ không trả được nợ có nghĩa là trái phiếu kho bạc giảm, lãi suất tăng, giá trị USD giảm và biến động gia tăng ".

Cuộc điện đàm bưóc ngoặt cứu Mỹ thoát vỡ nợ ở phút 89: Hai quốc gia châu Á thở phào nhẹ nhõm - Ảnh 3.

Nhật Bản và Trung Quốc đều lo lắng trước nguy cơ Mỹ vỡ nợ.

" Nó cũng có thể đi kèm với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, gia tăng căng thẳng đối với lĩnh vực ngân hàng và gia tăng căng thẳng đối với lĩnh vực bất động sản Mỹ ".

Điều đó cũng có thể khiến nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu được kết nối với nhau có thể cùng đổ sập.

Trung Quốc và Nhật Bản đang phụ thuộc vào nền kinh tế lớn nhất thế giới để hỗ trợ các doanh và cơ hội việc làm trong nước.

Lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, khi các trụ cột khác của nền kinh tế - như bất động sản - đã chững lại. Xuất khẩu tạo ra 1/5 GDP của Trung Quốc và cung cấp việc làm cho khoảng 180 triệu người.

Bất chấp căng thẳng địa chính trị gia tăng, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời là đối tác lớn thứ hai của Nhật Bản.

Năm 2022, thương mại Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục 691 tỷ USD. Xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ tăng 10% vào năm 2022.

" Khi nền kinh tế Mỹ chậm lại, tác động sẽ lan sang thương mại, như làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và góp phần làm suy thoái toàn cầu ", ông Noland cho biết.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda cảnh báo rằng việc Mỹ vỡ nợ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn ở nhiều thị trường khác nhau và gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu.

" Ngân hàng Nhật Bản sẽ cố gắng duy trì sự ổn định của thị trường dựa trên cam kết phản ứng linh hoạt với sự phát triển kinh tế, giá cả và tài chính ", ông nói.

Phía Bắc Kinh thì hy vọng Mỹ sẽ "áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ có trách nhiệm" và "kiềm chế không chuyển rủi ro" cho thế giới.

Theo CNN

Theo soha.vn
http://soha.vn/cuoc-dien-dam-buoc-ngoat-cuu-my-thoat-vo-no-o-phut-89-hai-quoc-gia-chau-a-tho-phao-nhe-nhom-20230528113946034.htm
Copy Link
http://soha.vn/cuoc-dien-dam-buoc-ngoat-cuu-my-thoat-vo-no-o-phut-89-hai-quoc-gia-chau-a-tho-phao-nhe-nhom-20230528113946034.htm
Bài liên quan
Phương Mỹ Chi vào vai nữ chính trong 'Nhà gia tiên'
Nhà gia tiên' có sự tham gia của NSƯT Hạnh Thúy, Đào Anh Tuấn, Kiều Linh, Puka, NSƯT Huỳnh Đông, Lê Nam, Chí Tâm, NSƯT Trung Dân.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc điện đàm bưóc ngoặt cứu Mỹ thoát vỡ nợ ở "phút 89": Hai quốc gia châu Á thở phào nhẹ nhõm