Sau khi phẫu thuật cần xem xét bệnh nhân còn hạch di căn không, thể giải phẫu bệnh là gì (kém biệt hóa/biệt hóa) để điều trị hóa chất kèm theo.
Một số trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn sẽ cân nhắc việc điều trị hóa chất trước. Nếu bệnh nhân đáp ứng khối u nhỏ lại, giai đoạn bệnh giảm xuống thì sẽ đánh giá và xem xét phẫu thuật. Nếu chưa thể phẫu thuật, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị bằng các phương pháp khác như điều trị đích hay điều trị miễn dịch.
Nguy cơ và phòng ngừa ung thư dạ dày
Nguyên nhân gây ung thư dày hiện chưa quá rõ ràng ngoại trừ nguyên nhân mắc vi khuẩn HP. Trong trường hợp này, điều trị diệt trừ vi khuẩn HP ở một số bệnh nhân sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày có thể phát hiện sớm bằng nội soi tiêu hóa.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày là gia đình. Tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày khiến nguy cơ mắc ung thư dạ dày có thể cao hơn tới 10 lần so với người bình thường.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt. Chế độ ăn nhiều muối, ủ chua, đồ hun khói, đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ xuất hiện những tổn thương ung thư ở đường tiêu hóa. Hay chế độ ăn ít chất xơ, lười tập luyện cũng là một những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc.
Ngoài ra một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Viêm dạ dày mạn
- Thiếu máu ác tính
- Hút thuốc
- Có polyp dạ dày
Bởi vì không có nguyên nhân cụ thể của ung thư dạ dày. Vì vậy không có biện pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn được nó. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày bằng những thay đổi nhỏ hằng ngày. Cụ thể như:
- Ăn nhiều hoa quả và rau.
- Luyện tập thể dục thể thao.
- Giảm lượng muối và đồ hun khói, đồ ủ chua trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không hút thuốc.
- Cần tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.