"Mẹ biết con rất muốn có đồ chơi mới, món đồ này trông có vẻ vui và chắc hẳn có lý do nên con mới muốn mua. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ không mua đâu nhé. Mẹ biết điều này sẽ khiến con buồn...", bà Gorelik nêu một số gợi ý khi nói chuyện với trẻ.
Cha mẹ nên đặt giới hạn nếu trẻ không chịu rời điện thoại, máy tính bảng. Ảnh: UNICEF Innocenti. |
Bạn và con có việc cần ra ngoài, nhưng trẻ không chịu tắt máy để rời khỏi nhà. Khi đó, bạn hãy nói với con rằng: "Mẹ biết con muốn ở nhà chơi điện thoại, mẹ hiểu con cảm thấy không vui khi phải ra ngoài. Đôi khi, mẹ cũng muốn ở nhà, nhưng hôm nay chúng ta phải đi thôi. Con có muốn tự chọn đồ để mang theo không hoặc mẹ sẽ giúp con lấy giày nhé?"
Nếu trẻ vẫn phớt lờ yêu cầu của bạn, bạn hãy đặt ra giới hạn rõ ràng hơn: "Thời gian chơi điện thoại đã hết. Mẹ biết là con rất khó khăn khi phải dừng chơi điện thoại. Mẹ có thể tắt điện thoại giúp con hoặc con hãy tự tắt đi".
Nếu trẻ tiếp tục từ chối yêu cầu của bạn, bạn hãy trực tiếp tắt điện thoại của con.
Giả sử con bạn đánh nhau với anh chị em vì một món đồ chơi, bạn hãy giúp con "hạ hỏa" bằng cách nhẹ nhàng nói với con: "Mẹ biết con đang tức giận và muốn món đồ chơi đó, nhưng mẹ sẽ không để con tranh giành với mọi người".
Bạn hãy tách lũ trẻ ra và để các con tự điều chỉnh cảm xúc của mình. Sau đó, bạn có thể nói chuyện với con về những điều các con được phép làm khi cảm thấy bực bội.
Cách tiếp cận này giúp trẻ thấy được bạn thấu hiểu con. Đồng thời, phương pháp dạy con nhẹ nhàng sẽ dạy các em biết cách đối phó với cảm xúc của bản thân.