Đề nghị kiểm tra thông tin Cao vị nhân chữa u xơ, u nang và... ung thư

Q. Dương | 07/10/2021, 06:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thời gian gần đây xuất hiện trên mạng Facebook, Google, Youtube các thông tin liên quan sản phẩm Cao vị nhân có tác dụng chữa u xơ, u nang và thậm chí cả ung thư trái quy định pháp luật...

Theo thông tin mà nhân viên bán sản phẩm Cao vị nhân cung cấp thì người bệnh phải dùng sản phẩm 2 tháng, sau đó đi khám lại để biết tác dụng của thuốc.

Trên page Facebook sản phẩm Cao vị nhân cũng xuất hiện nhiều phiếu khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc - Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ... qua đó khẳng định, khối u xơ, u nang giảm kích thước sau 2 tháng sử dụng. Ngoài ra, nhiều nghệ sĩ cũng thực hiện quảng cáo cho sản phẩm này và khẳng định, sản phẩm đem lại tác dụng sau vài tháng sử dụng.

Trong khi đó, theo Quy định tại Điều 3, Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ, quảng cáo thuốc phải có Giấy phép lưu hành tại Việt Nam. "Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc bao gồm: a) Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong; b) Chi định điều trị bệnh lây qua đường tình dục; c) Chỉ định điều trị chứng mất ngủ kinh niên; d) Các chỉ định mang tính kích dục; đ) Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u; e) Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác".

Điều 3, Nghị định 181/2013 cũng quy định: "Thông tin, hình ảnh cấm sử dụng trong quảng cáo thuốc bao gồm: a) Hình ảnh người bệnh; b) Sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá; c) Hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc".

Ngoài ra, Khoản 10, Điều 6, Luật Dược 2016 của Quốc hội cũng "Cấm quảng cáo trong trường hợp sau đây:

a) Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;

b) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc;

c) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc".

Nhiều người cho rằng, việc phát triển sản phẩm tốt là điều đáng mừng, nên khuyến khích, nhưng những hành vi coi thường y đức, coi thường pháp luật để bán hàng không phải là phẩm chất của người làm dược chân chính và cần được xử lý thích đáng.

Bài liên quan
Hà Nam: Chiều 6/10, thêm 3 trường hợp dương tính với Covid-19
Chiều nay (6/10), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam công bố thêm 3 trường hợp dương tính với Covid-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề nghị kiểm tra thông tin Cao vị nhân chữa u xơ, u nang và... ung thư