Đồng thời, hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.
Từ ngày 1/1/2023 tiến hành điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở. Theo tính toán của Chính phủ, ngân sách sẽ dành khoảng 12.500 tỷ đồng để tăng lương từ 1/7/2023.
Bộ trưởng Nội vụ: Tăng lương lên 1,8 triệu đồng/tháng là rất hợp lý
Thảo luận tại tổ trước đó, cho biết, theo tinh thần của Nghị quyết 27, từ năm 2021 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét rất kỹ lưỡng, thận trọng và quyết định lùi lộ trình này.
Theo bà Trà, khi chưa thực hiện được chính sách cải cách tiền lương sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Tuy nhiên, 3 năm qua (2019 - 2021) do ảnh hưởng của đại dịch nên chưa thực hiện được tăng lương cơ sở.
Bộ trưởng Nội vụ cho rằng, đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng là rất hợp lý, tạo được động lực mới và giảm hiện trạng công chức, viên chức xin thôi việc. Mức điều chỉnh khoảng 20,8% đang tiệm cận dần với cải cách chính sách tiền lương.
"Khi điều chỉnh mức lương cơ sở này cũng hướng theo mục tiêu là tiệm cận với cải cách chính tiền lương và mức này là hợp lý trong bối cảnh thực tiễn. Nếu điều kiện đất nước năm 2023 có sự phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 nếu tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững, không bị tác động bởi các yếu tố khách quan như năm 2020 - 2022 thì có thể triển khai được chính sách cải cách tiền lương"- Bộ trưởng Nội vụ phân tích.