Khẩu trang N95là loại ôm khít vùng mồm mũi, bắt giữ các buị nước nhỏ chứa virus nhờ được làm từ chất liệu thấm nước và có hiệu ứng hút tĩnh điện. Khẩu trang này được coi là tốt nhất hiện nay và được ngành y tế lựa chọn để trang bị cho nhân viên tuyến đầu. Tuy nhiên nhân viên y tế vẫn bị phơi nhiễm khi làm nhiệm vụ. Toàn quốc đã có 3000 nhân viên bị nhiễm Covid 19 và 10 người đã tử vong. Thậm chí tại một bệnh viện ở Tp Hồ Chí Minh có đến 327 nhân viên bị phơi nhiễm mặc dù đa số trong đó đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
Vấn đề ở đây là người dùng có thể đã bị lây nhiễm từ chính khẩu trang đang sử dụng. Bởi vì do đặc tính thấm hút, theo thời gian hoạt động khẩu trang sẽ tích lũy ngày càng nhiều các bụi nước chứa virus, làm cho khẩu trang trở thành nguồn nhiễm khuẩn nặng hơn môi trường. Động tác hít thở lại đẩy virus từ phía ngoài vào vùng mồm mũi.
Lỗ lọc của N95 là 300 nm, không ngăn được virus nCoV có kích thước 80-150 nm lọt qua làm người đeo bị lây nhiễm. Để ngăn ngừa hiện tượng này cần phải thay khẩu trang mới trước khi virus kịp dịch chuyển vào bên trong để gây bệnh. Thời gian thay thế khẩu trang phụ thuộc vào nồng độ virus trong môi trường và trên thực tế rất khó xác định chính xác để người sử dụng không bị lây nhiễm.
Biện pháp khắc phục:
1-Xu hướng mới - khẩu trang diệt khuẩn
Để virus tích tụ không gây bệnh khẩu trang cấn có cơ chế diệt virus.Khi có tính năng này khẩu trang sẽ phát huy tác dụng kép, vừa diệt virus bảo vệ người dùng vừa diệt virus phát tán từ người bệnh vào môi trường. Đây chính là 2 yếu tố ngăn dịch bệnh lan rộng. Khẩu trang diệt virus là công cụ bảo vệ an toàn tin cậy chống lại mọi dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp hiện tại và cả trong tương lai.
Nhiều công trình của các nhà khoa học trong lĩnh vực này đã nhận được các giải thưởng như Giải thường của Bộ quốc phòng Mỹ cho Khẩu trang NanoMask chống cúm gia cầm, Giải thưởng Huy chương Vàng Triển lãm phát minh thế giới tại Thụy sĩ cho khẩu trang diệt khuẩn của một GS. Đại học Hồng Kông, Giải thưởng Cúp Vàng Bộ khoa học Công nghệ Việt Nam cho khấu trang nano TiO2 được Bảo hộ Độc quyền tính năng diệt vi khuẩn virus dùng trong y tế.Vì phải diệt khuẩn liên tục nên cơ chế diệt khuẩn ở khẩu trang cần đáp ứng được các điều kiện sau: Một là diệt được mọi lọai vi khuẩn virus. Hai là vật liệu diệt khuẩn không bị tiêu hao. Ba là bề mặt diệt khuẩn phải tự sạch (vi khuẩn virus hóa hơi bay ra khỏi bề mặt khẩu trang khi bị diệt) để có thểduy trì tính năng diệt khuẩn trong suốt quá trình sử dụng.
Các chất sát khuẩn thông thường không áp dụng được vào khẩu trang do chúng chỉ có tác dụng nhất thời và bị tiêu hao khi diệt khuẩn. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này đến nay chỉ có vật liệu nano TiO2 hoạt động theo cơ chế quang xúc tác trong ánh sáng thường. Vật liệu này còn có tính năng khử mùi, khử hơi hóa chất độc hại và bụi siêu nhỏ tạo không khí trong lành cho người sử dụng.
2-Lựa chọn và sử dụng khẩu trang
Dựa trên những phân tích bên trên có thể thấy khẩu trang kín khít, vật liệu thích hợp, có cơ chế diệt khuẩn là giải pháp căn cơ giúp khắc phục tình trạng bị lây nhiễm khi đeo khấu trang. Tuy nhiên khẩu trang diệt khuẩn hiện tại chưa có rộng rãi. Còn khẩu trang N95 ít được ưa chuộng do bí thở. Nên biện pháp khắc phục là lựa chọn loại khẩu trang làm từ chất liệu thấm nước, dầy, nhiều lớp, kín khít, nhưng thông thoáng để bảo đảm toàn bộ không khí hít vào được lọc qua khẩu trang và đặc biệt là phải thay mới thường xuyên để tránh bị lây nhiễm từ chính khẩu trang đang dùng.
Một khi đã xuất hiện các biến thể virus qua mặt được vaccine thì việc chống lại sự lây lan của virus trông cậy chủ yếu vào khẩu trang. Là một công cụ quen thuộc nhưng thực ra ở khẩu trang tồn tại nhiều vấn đề mà thời gian gần đây người ta mới có dịp đề cập đến. Vì vậy cần có sự tham gia của các nhà khoa học ngoài ngành y tế để biện pháp sử dụng khẩu trang thực sự trở nên hiệu quả và tin cậy hơn.
PGS.TS Phạm Văn Nho và TS Phạm Thanh Vân