Một nghiên cứu khác ở những người ít vận động cho thấy rằng bắt đầu chương trình đi bộ có thể làm giảm huyết áp tâm thu tới 13%, tương đương khoảng 21 điểm. Dựa trên dữ liệu hiện tại, tham gia đi bộ sau bữa ăn có thể có tác dụng hạ huyết áp mạnh.
Đi bộ sau khi ăn có hại gì?
Mặc dù đi bộ sau khi ăn có rất ít tác dụng phụ tiêu cực liên quan, nhưng có một tác dụng phụ cần được nhắc đến. Một số người có thể bị đau bụng khi đi bộ sau khi ăn, với các triệu chứng như khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi và chướng bụng. Điều này có thể xảy ra khi thức ăn vừa mới ăn di chuyển trong dạ dày của bạn, tạo ra môi trường không lý tưởng cho quá trình tiêu hóa.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy cố gắng đợi 10–15 phút sau bữa ăn trước khi đi bộ và giữ cường độ đi bộ ở mức thấp.
Thời gian tốt nhất để đi bộ
Thời điểm lý tưởng để đi bộ là ngay sau bữa ăn bởi vào thời điểm này, cơ thể bạn vẫn đang làm việc để tiêu hóa thức ăn bạn đã ăn, cho phép bạn nhận được những lợi ích như cải thiện tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.
Mặc dù đi bộ sau tất cả các bữa ăn của bạn có thể mang lại những lợi ích tối ưu nhất, nhưng chỉ cần đi dạo sau bữa tối cũng có thể là một khởi đầu tuyệt vời.
Đọc thêm bài viết: Tập thể dục trong bao lâu để giảm cân?
Bạn nên đi bộ trong bao lâu?
Những người ủng hộ việc đi bộ sau bữa ăn gợi ý rằng bạn nên bắt đầu bằng cách đi bộ trong 10 phút và sau đó tăng dần thời gian cho phép. Duy trì đi bộ 10 phút/lần sẽ mang lại những lợi ích, đồng thời ngăn ngừa những tác hại như đau bụng. Ngoài ra, khoảng thời gian này giúp bạn dễ dàng đi bộ trong suốt cả ngày mà không ảnh hưởng nhiều đến lịch trình của bạn.
Bằng cách hoàn thành 3 lần đi bộ mỗi ngày, mỗi lần 10 phút, bạn có thể dễ dàng tích lũy được 30 phút hoạt động thể chất hàng ngày.
Điều chỉnh cường độ
Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng nếu đi bộ sau bữa ăn là tốt thì chạy bộ sau bữa ăn phải tốt hơn, nhưng điều này có thể không đúng. Trong quá trình tiêu hóa ban đầu sau bữa ăn, bạn có nguy cơ bị đau bụng nếu tập thể dục quá mạnh. Vì vậy, bạn nên giữ cường độ từ thấp đến trung bình nhằm mục đích tăng nhịp tim mà không bị hụt hơi.
Đi bộ nhanh với tốc độ không quá 5 km/giờ sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, đồng thời có thể tránh được chứng đau bụng. Một số người có thể phản ứng khác với việc đi bộ sau bữa ăn, vì vậy điều quan trọng là bắt đầu với cường độ thấp hơn nếu bạn chưa có thói quen hoạt động thể chất thường xuyên.
Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678