Định hướng nghề nghiệp phát huy thế mạnh của học sinh

Toán - Đức | 15/12/2022, 21:06
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việc chú trọng công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm của Trường Trung cấp nghề Nga Sơn (Thanh Hóa) đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo thầy Minh, thuận lợi của Trường Trung cấp nghề Nga Sơn trong công tác hướng nghiệp đó là các nhóm ngành nghề mà nhà trường đang đào tạo hiện nay hầu hết đều phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó, hiện nay quy mô nhiều doanh nghiệp ngày càng được mở rộng kéo theo nhu cầu lao động tăng cao. Do đó, HS sau khi tốt nghiệp gần như được “bao tiêu” hết.

Để tăng cơ hội việc làm cho HS sau khi tốt nghiệp, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn còn thường xuyên phối kết hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội mở các phiên giao dịch việc làm ngay tại trường.

Tại các phiên giao dịch việc làm có sự tham gia của HS đã tốt nghiệp hoặc những người có nhu cầu tìm kiếm việc làm trên địa bàn toàn huyện và các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động. Thông qua các phiên giao dịch nhằm kết nối doanh nghiệp với người lao động, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp cho HS sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, với HS chuẩn bị tốt nghiệp, nhà trường còn tiến hành làm phiếu khảo sát về nhu cầu việc làm, vị trí phù hợp, mức lương mong muốn,... Từ đó, giúp HS sớm tìm được công việc phù hợp với năng lực, sở trường cũng như đáp ứng nguyện vọng của bản thân.

Định hướng nghề nghiệp phát huy thế mạnh của học sinh ảnh 2

Học sinh Trường Trung cấp nghề Nga Sơn tham gia phiên giao dịch việc làm tại trường.

“Trung bình, mỗi năm có khoảng 40 doanh nghiệp về nhà trường để phối kết hợp làm công tác hướng nghiệp và tuyển dụng lao động. Nhờ vậy, tỷ lệ HS sau khi tốt nghiệp có việc làm luôn chiếm khoảng 60%”, thầy Minh cho hay.

Cũng theo thầy Minh, trong năm học này, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn tiếp tục phối kết hợp với các doanh nghiệp nhằm đưa HS đã học tập được 2 năm đi thực tập trải nghiệm. Cách làm này vừa tạo môi trường để HS được trải nghiệm vừa tạo sự gắn kết giữa HS và doanh nghiệp nhưng vẫn được hỗ trợ với mức tối thiểu 3 triệu đồng/tháng.

Sau khi HS hoàn thành thực tập trải nghiệm, doanh nghiệp cũng sẵn sàng quay lại trường để mời HS làm việc lâu dài tại công ty khi kết thúc chương trình đào tạo tại trường.

"Ngoài hình thức này, thời gian tới nhà trường cũng có kế hoạch tiếp tục tìm kiếm những doanh nghiệp lớn, uy tín và có mức đãi ngộ tốt để kết nối việc làm cho HS sau khi ra trường. Trong đó, ưu tiên số một vẫn là doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động cho tỉnh nhà”, thầy Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nga Sơn (Thanh Hóa).

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/dinh-huong-nghe-nghiep-phat-huy-the-manh-cua-hoc-sinh-post619074.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/dinh-huong-nghe-nghiep-phat-huy-the-manh-cua-hoc-sinh-post619074.html
Bài liên quan
Nghị quyết 57-NQ/TW: Định hướng để nhà khoa học bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được các chuyên gia ví như "ngọn đuốc soi đường", định hướng đưa khoa học, công nghệ về đúng vị thế, tạo động lực bứt phá mạnh mẽ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Định hướng nghề nghiệp phát huy thế mạnh của học sinh