Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên chuyển đổi số trong Giáo dục

Quốc Ngữ | 20/12/2022, 10:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngành Giáo dục các địa phương đang tập trung chuyển đổi số với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị, quản lý giáo dục và đào tạo.

Địa phương, nhà trường vào cuộc

Mới đây, tại Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức tại TP Cần Thơ, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến chuyển đổi số trong giáo dục. Theo đó, lĩnh vực giáo dục có thể thực hiện chuyển đổi số bằng cách chọn nền tảng dạy, học trực tuyến. Học sinh nông thôn cũng được giảng dạy bởi giáo viên tốt nhất ở thành thị hoặc ở nước ngoài; học sinh mọi miền đều có cơ hội tiếp cận học liệu như nhau; công tác giảng dạy được hỗ trợ bằng AI, học sinh được hỗ trợ tự học, cá thể hóa theo trình độ, năng lực.

Vùng nên cân nhắc chọn chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục, đào tạo là ưu tiên số 1 để phát triển nhanh nhân lực số; đồng thời thúc đẩy đại học số. Đại học số không cần nhiều giảng đường, giáo viên. Đại học số thì sinh viên vẫn ở nhà, vẫn cày cấy giúp bố mẹ và vẫn học đại học. Đại học số thì nhiều người có thể học đại học. Đại học số có thể giúp giải quyết bài toán thiếu nhân lực số...

Tại TP Cần Thơ, kế hoạch chuyển đổi số của thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực giáo dục là phát triển, triển khai các ứng dụng số. Đó là hỗ trợ dạy và học trực tuyến; quản lý hồ sơ học bạ điện tử; thư viện số để lưu trữ, chia sẻ tri thức số hóa; thanh toán học phí không dùng tiền mặt; thí điểm “Trợ lý ảo” hoặc “Gia sư thông minh”; phát triển, triển khai các ứng dụng số phục vụ quản lý, giám sát, điều hành thông minh đối với toàn bộ cơ sở giáo dục các cấp; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo dục…

Định hướng đến năm 2030, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ sẽ đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80%.

Các nhiệm vụ chuyên môn của ngành sẽ thực hiện trên môi trường số như kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý văn bằng chứng chỉ, chuyển trường, thi cử... Đồng thời, 95% cơ sở giáo dục sẽ xây dựng được phòng học đa phương tiện, phòng học tương tác thông minh, thư viện điện tử; 75% hoạt động kiểm tra của GD&ĐT sẽ được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin…

Thời gian qua, ngành Giáo dục TP Cần Thơ tham mưu với UBND thành phố đề xuất các viện, trường trên địa bàn điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo và dạy nghề gắn với công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VRAR), chuỗi khối (Blockchain)… Ngành Giáo dục thành phố cũng triển khai mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin…

Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên chuyển đổi số trong Giáo dục ảnh 1

SV Trường ĐH Trà Vinh thực hành in 3D.

Chuyển động từ trường đại học

Sau những nỗ lực thực hiện chuyển đổi số, Trường ĐH Trà Vinh vừa được trao giải “Hệ thống quản lý công tác nhân sự, đào tạo, hệ thống quản lý đào tạo kỹ năng mềm và hệ thống hỗ trợ công tác đánh giá chuẩn đầu ra chương trình đào tạo phục vụ cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo”.

Đây là hạng mục trao cho những doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đã có quá trình ứng dụng công nghệ số để thay đổi mô hình quản lý, sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi số thành công.

Theo TS Nguyễn Minh Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh, hoạt động chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học là giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược, gắn với những cải cách mạnh mẽ, triệt để trong giảng dạy, học tập và quản lý đào tạo.

Yếu tố quyết định sự thành công của chuyển đổi số chính là quyết tâm chính trị cao của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học và nhận thức sẵn sàng thay đổi của đội ngũ viên chức, giảng viên và học sinh - sinh viên trong nhà trường.

Năm học 2022 - 2023, Trường ĐH Đồng Tháp chọn chủ đề “Đẩy mạnh chuyển đổi số và thích ứng nhanh”. TS Hồ Văn Thống, Hiệu trưởng nhà trường cho biết chủ đề năm học 2022 - 2023 của Trường ĐH Đồng Tháp được tập thể viên chức và người lao động lựa chọn là “Đẩy mạnh chuyển đổi số và thích ứng nhanh” thể hiện sự đồng thuận và quyết tâm “biến các thách thức thành cơ hội”, tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

Theo đó, nhà trường thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ trong phương thức dạy và học, quản lý giáo dục và quản trị nhà trường. Từng bước thay đổi và thống nhất nhận thức trong cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên và toàn trường về các nội dung của chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, nhất là về vai trò, ý nghĩa, các nhiệm vụ trọng tâm của chuyển đổi số, làm cơ sở để huy động sức mạnh tổng thể, giúp quá trình triển khai được thuận lợi, đồng bộ.

Trường ĐH Đồng Tháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật số giúp từng bước đẩy mạnh triển khai xây dựng nền hành chính điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành; song hành với đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, phương thức kiểm tra, đánh giá người học, nghiên cứu khoa học và công tác quản trị của trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần thực hiện thành công việc chuyển đổi số quốc gia.

Bài liên quan
Thông điệp trong chuyển đổi Số Thủ tướng gửi tới thanh niên Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần “5 xung kích” và “6 khát vọng” trong nhiệm vụ chuyển đổi Số Quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên chuyển đổi số trong Giáo dục