Ghi nhận tích cực thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Hà Nội

Hà An | 27/01/2023, 10:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Triển khai thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Hà Nội, các chuyên gia đến từ Trung ương đã ghi nhận những kết quả tích cực.

Thực tế thử nghiệm

Trường Mầm non Ban Mai quận Hà Đông là trường liên cấp, các giáo viên đã nhanh chóng nắm bắt các nội dung đánh giá theo sổ tay hướng dẫn kết hợp với hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia trung ương. Các đánh giá viên đã thực hành, sau mỗi lần thực hành đều họp nhóm và trao đổi phân tích biểu hiện và kết luận đánh giá luôn vì vậy đánh giá viên nhanh chóng điều chỉnh và thực hiện đúng.

Trong quá trình thử nghiệm đánh giá tại trường mầm non Ban Mai, với lợi thế đều là các giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán, có nhiều kinh nghiệm làm việc trực tiếp với trẻ, các đánh giá viên của Hà Nội đã thể hiện sự tự tin, tuân thủ và đảm bảo khá tốt các yêu cầu, thực hiện đúng theo hướng dẫn của cán bộ trung ương và điều chỉnh kịp thời những lỗi đánh giá khi được hỗ trợ, giám sát.

Trường mầm non Hoa Hồng là trường mầm non công lập tại vị trí trung tâm của quận Hà Đông. Dưới sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ trung ương, 10 đánh giá viên thực hiện đúng quy trình đánh giá, đúng kỹ thuật và nghiêm túc thực hiện đánh giá trực tiếp trên trẻ. Lần lượt các cháu được cân đo trước khi vào phòng đo và lần lượt từng trẻ được đo. Trẻ thể hiện đúng năng lực 6 lĩnh vực tại thời điểm đánh giá.

Các đồ dùng, công cụ được nhà trường chuẩn bị chu đáo, phong phú về chủng loại và phù hợp với địa phương, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng trong các ý tưởng tạo hình của mình (gồm các nguyên liệu mua sẵn như giấy màu, đất nặn, bút sáp màu, màu nước…và các nguyên liệu tái sử dụng, nguyên liệu trong thiên nhiên như vỏ lạc, vỏ con ngao, hạt hột, cành cây…).

Ghi nhận tích cực thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Hà Nội  ảnh 1

Chuyên gia hướng dẫn các đánh giá viên tại trường mầm non.

Trường mầm non Thụy Lâm nằm trên địa bàn xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, các đồ dùng thiết bị được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu kĩ thuật. Phòng đánh giá 6 lĩnh vực được bố trí ở 2 phòng đo cạnh nhau rộng rãi, mỗi phòng đo 5 đánh giá viên thực hiện đảm bảo yên tĩnh và luân chuyển trẻ được đánh giá thuận lợi sang các phòng đo khác.

Triển khai đo 6 lĩnh vực phát triển của trẻ đều là những giáo viên cốt cán tinh nhuệ, có khả năng ghi nhớ bài tập và sắp xếp, bố trí công cụ đo nhanh chóng. Sau khi tập huấn trực tiếp, đánh giá viên đã nắm được các yêu cầu, quy trình liên lạc, phối hợp các trường để thông tin, cập nhật dữ liệu khảo sát từ phụ huynh, học sinh ở cả hình thức online và trực tiếp.

Đánh giá của chuyên gia

Các chuyên gia từ trung ương đều cho rằng các nhà trường đã chủ động và tích cực nhập cuộc. Đồ dùng, công cụ được nhà trường chuẩn bị chu đáo, phong phú về chủng loại và phù hợp với địa phương, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng trong các ý tưởng tạo hình của mình (gồm các nguyên liệu mua sẵn như giấy màu, đất nặn, bút sáp màu, màu nước…và các nguyên liệu tái sử dụng, nguyên liệu trong thiên nhiên như vỏ lạc, vỏ con ngao, hạt hột, cành cây…).

Đánh giá viên đã nắm được quy trình thực hiện bài tập đánh giá. Thực hiện đúng, đủ quy trình như trong sổ tay hướng dẫn như: cách đón trẻ, sắp xếp chỗ ngồi quan sát. Phân công nhiệm vụ và quản lý phiếu, tổng hợp kết quả giữa phiếu quan sát và phiếu ghi kết quả quan sát, khá thuần thục khi sử dụng công cụ và nhìn chung làm chủ được cách tiến hành quy trình tổ chức đánh giá.

Ghi nhận tích cực thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Hà Nội  ảnh 2

Thực hiện đánh giá trẻ tại trường mầm non.

Đánh giá viên nắm được nội hàm nội dung hướng dẫn đánh giá chỉ số, thể hiện sự tự tin, kỹ lưỡng trong khâu tổ chức chuẩn bị, bố trí, sắp đặt bàn ghế, dụng cụ và các nguyên vật liệu theo tình hình của cơ sở mầm non (Diện tích phòng học, kích cỡ bàn, đặc thù các vật liệu; số lượng cháu trong mỗi ca hoạt động; số lượng đánh giá viên). Như vậy, kết quả làm việc ở phòng đánh giá này đạt được theo mục đích đặt ra.

Các đồ dùng thiết bị được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu kĩ thuật. Đánh giá viên phối hợp với GV hỗ trợ phòng đo làm các thủ tục mời trẻ vào phòng đo, ổn định chỗ ngồi, rà soát đối chiếu tên của trẻ được đo với các thông tin trên phiếu để đảm bảo không có sự sai lệch. Giữa đánh giá viên và hỗ trợ viên đã có sự phối hợp phù hợp. Đồ dùng trang thiết bị chuẩn bị cho việc đánh giá trẻ phù hợp.

Giữa đánh giá viên và hỗ trợ viên đã có sự phối hợp phù hợp. Đánh giá viên đã nắm được quy trình thực hiện bài tập đánh giá, thực hiện đúng, đủ quy trình như trong sổ tay hướng dẫn, nắm được nội hàm nội dung hướng dẫn đánh giá chỉ số , thể hiện sự tự tin, kỹ lưỡng trong khâu tổ chức chuẩn bị, bố trí, sắp đặt bàn ghế, dụng cụ và các nguyên vật liệu theo tình hình của cơ sở mầm non.

Kết quả ghi nhận

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, trưởng nhóm đánh giá cho biết: Đội ngũ đánh giá viên thực hiện các bài tập đúng quy trình, thao tác, kết quả đánh giá đảm bảo tính khách quan. Nhìn chung trẻ mạnh dạn tự tin thực hiện đúng năng lực ở thời điểm được đánh giá, ban đầu có một số trẻ còn rụt rè đã được đánh giá viên khuyến khích thực hiện và dần tự tin hơn.

Ghi nhận tích cực thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Hà Nội  ảnh 3

Thực hiện khảo sát đánh giá online với giáo viên và phụ huynh.

Về kỹ năng, thành thạo kỹ năng chuẩn bị, set up đồ dùng, nguyên vật liệu và giấy tờ cần thiết trước khi đánh giá; tương đối thành thạo kỹ năng viết phiếu, ghi kết quả đánh giá; thực hiện đủ, đúng quy trình các bước tiến hành trong quy trình đánh giá của bài tập; kỹ năng phối hợp giáo viên chịu trách nhiệm là người đánh giá với GV giữ vai trò là người hỗ trợ.

Về kiến thức, hiểu rõ hơn nội dung trong Sổ tay hướng dẫn, cách ghi chép, chuyển thông tin giữa các loại phiếu khi đánh giá ở bài tập 26, nhận diện được một số tình huống có thể xảy ra khi đánh giá và cách xử lý, đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, đánh giá viên nói hơi nhanh. Việc này cũng đã được giám sát viên trao đổi để cải thiện.

Khảo sát cho thấy 100% phụ huynh của trường thực hiện online và từ học sinh tham gia đánh giá một cách phấn khởi, hào hứng. Điều này cho thấy quy trình thử nghiệm được diễn ra đúng yêu cầu, nghiêm túc. Các đánh giá viên của Hà Nội thể hiện sự chuyên chú, cẩn thận trong quá trình đánh giá trong ngày đầu tiên chính thức thử nghiệm.

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được ban hành từ năm 2010, đến nay cần có Bộ chuẩn mới để phù hợp hơn với sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ em Việt Nam hiện nay và những chỉ đạo của cấp học. Theo Kế hoạch số 229/KH-BGDĐT ngày 8/3/2022 của Bộ GD&ĐT, việc tổ chức thử nghiệm nhằm đánh giá sự phù hợp và tính xác thực của các chỉ số trong Dự thảo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, làm cơ sở xây dựng và ban hành Thông tư về chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trong thời gian tới.

Bài liên quan
Tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' giúp phát triển giáo dục Mầm non
3 "điểm nghẽn" trong phát triển giáo dục mầm non là nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; đội ngũ giáo viên; tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng…

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ghi nhận tích cực thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Hà Nội