Giải mã hình ảnh con gà trong mâm cỗ

Hà Bình | 05/02/2022, 09:53
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tại sao trong hầu hết các mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, giỗ chạp, cưới hỏi… không thể thiếu con gà trống?

“Cũng về tinh thần, trên thực tiễn đó, tuy từng tín ngưỡng mà cấp cho gà các giá trị tinh thần để nâng cao suy tưởng, để biểu tượng hóa nó. Với người Việt, con gà gọi mặt trời để tạo nên phạm trù thời gian, con gà mổ thần sét khi nó xuống đánh người (gặp dông bão, người Việt thường bập miệng gọi gà để doạ lại), con gà trống được gắn với 5 đức tính tốt đẹp: là thần tử vì có mào đỏ và dáng đi quan cách, là chiến binh vì nó có cựa và khả năng chiến đấu, là dũng cảm vì tính quyết lệt bảo vệ cộng đồng, là người nhân hậu vì nhường thức ăn cho bầy đàn, là người trung tín vì gáy báo sáng cho tất cả.

Cố GS Ngô Đức Thịnh, tín ngưỡng ở một số vùng miền, con gà còn dùng để đoán định tương lai. Đầu năm, tục xem chân gà khá phổ biến ở một số vùng miền. Theo đó, sau khi thắp hương gà trống, người ta sẽ lấy cặp chân gà đến gặp thầy bói “đọc thông điệp”. Qua đó biết được điềm lành - dữ ra sao. Ở một số nơi đồng bào dân tộc thiểu số còn có tục đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát.

mam-co-co-ga.jpg
Mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu hình ảnh con gà.

Chọn gà cúng đêm Giao thừa

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, người Việt ta từ xưa, mâm cỗ cúng giao thừa thường có một con gà trống hoa luộc bày khéo, miệng ngậm bông hồng đỏ. Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, chưa mọc cựa, không khuyết tật, trống mới le te gáy, chưa đạp mái với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết… Để có một con gà cúng đẹp, cần chọn gà rất kỹ. Con gà trống choai mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ (gà ri) gà nặng từ 1,2 kg - 1,4 kg là vừa, gà to quá bày không đẹp, thịt kém ngọt nhiều xương. Khi gà mua về cắt dây trói chân, thả vào chuồng hoặc vào lồng 2-3 giờ để gà đi lại cho máu không tụ ở chân, sau đó mới cắt tiết.

“ Việc chon gà trống cũng là một lựa chọn cả về thực tiễn và tinh thần: Gà trống to hơn, nặng cân hơn, thịt nhiều và ngon hơn, hình thức sặc sỡ và đẹp hơn, đồng thời, dùng gà trống ít ảnh hưởng đến sinh sản bầy đàn hơn. Về tinh thần, định kiến tôn giáo cho rằng giống đực "sạch sẽ" hơn giống cái nên dùng nó cúng giỗ thì "tinh khiết" hơn chăng? Đó là những lí do người ta thường dùng gà, đặc biệt là gà trông trong lễ vật cúng dường”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho biết.

Theo phong tục của người Việt, gà đại diện cho tam sinh bao gồm trời, đất, nước. Đầu gà giống rồng, mình giống công và đuôi giống tôm. Ngoài ra, gà theo phiên âm chữ Hán còn được gọi là kê, kê có nghĩa là vàng, chính vì thế trong mâm cúng giao thừa bao giờ cũng có một con gà nhằm cho cầu mong cho năm mới gia đình sung túc khỏe mạnh, tài lộc dồi dào, vàng bạc đầy nhà.

Bài liên quan
Những giống cây có một không hai ở Việt Nam
Nhiều sản vật của Việt Nam có những giá trị vượt trội về dinh dưỡng nhưng đang mất dần do các giống bản địa không cạnh tranh nổi với giống mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải mã hình ảnh con gà trong mâm cỗ