Những giống cây có một không hai ở Việt Nam

Bảo Khánh | 04/02/2022, 15:54
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều sản vật của Việt Nam có những giá trị vượt trội về dinh dưỡng nhưng đang mất dần do các giống bản địa không cạnh tranh nổi với giống mới.

Nguồn gen bị đánh cắp

GS.VS Trần Đình Long cho biết, Việt Nam có nhiều giống cây quý hiếm, có một không hai, việc bảo hộ bản quyền giống bản địa cũng như phát triển giống theo phương thức nông nghiệp hữu cơ để duy trì tính chất gốc rất quan trọng. Thực tế, công tác bảo tồn nguồn gen của Việt Nam hiện còn nhiều bất cập. Hiện nay, một số nước có công nghệ tiên tiến đã cố tình lấy các giống bản địa về, sau đó cải tiến đi một chút để sử dụng thương mại. Sau khi được đầu tư về thương hiệu, hình ảnh, các giống này đem lại lợi nhuận cực kỳ cao so với cùng sản phẩm sản xuất ở trong nước. Chúng ta biết thế, mà chỉ đứng nhìn, không làm được gì.

Có những giống chúng ta đã đánh mất quyền bảo hộ, mất nguồn gen quý hiếm do có nhiều giống chúng ta chưa bảo vệ được. Ví dụ như gạo Jasmine 85, chúng ta đã tạo ra giống lúa này 20 năm có lẻ, từng xuất khẩu sang Mỹ với giá cao nhưng do không đăng ký bản quyền nên đã bị một số nước lấy mất giống để sử dụng thành thương hiệu của họ. Một số giống lúa thơm của ta cũng đã bị nước láng giềng lấy, đăng ký bản quyền, xuất khẩu đi khắp nơi.

giong-thanh-long.jpg
Giống cây thanh long.

Hay như giống thanh long, từ chỗ chỉ có thanh long ruột trắng, chúng ta nghiên cứu, lai tạo, nhập khẩu để phát triển thêm thanh long ruột đỏ. Nhưng chỉ vì không chú trọng đúng mức đến việc đăng ký bản quyền, Đài Loan đã lấy một số gen trong giống thanh long của Việt Nam, lai tạo để cho ra một giống thanh long mới ưu việt hơn. Trong trường hợp này, dù biết rõ ràng họ đã vi phạm bản quyền nhưng chúng ta cũng không thể nào làm khác được bởi theo quy định, chỉ cần có một tính trạng khác đi là có thể đăng ký giống mới.

Ví dụ Hà Nội có cây đặc sản là húng Láng thì hiện nay, gần như không còn đất để trồng húng Láng tại làng Láng nữa bởi đất đã bị đô thị hóa hết. Chỉ còn cách bảo tồn ở dạng hạt với các tính trạng ban đầu. Phương án bảo tồn tại chỗ đã không thực hiện được bởi nhà cao tầng mọc lên san sát, diện tích đất để bảo tồn là không có.

giong-tao.jpg
Gióng táo ta.

Theo GS.VS Trần Đình Long, muốn đẩy mạnh việc bảo hộ phải làm bài bản ngay từ khâu xây dựng chính sách, phải có những thay đổi mạnh mẽ trong khâu quản lý chứ không thể làm tản mát được. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, đăng ký bản quyền, đổi mới xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy xây dựng một ngân hàng gen quốc gia, mang tầm cỡ quốc tế. Chúng ta không thể nói chuyện bảo hộ nếu cứ để người dân trồng tự phát, chạy theo thị trường…

Hiện Việt Nam có khoảng 35.000 mẫu giống được lưu giữ tại hệ thống bảo tồn cây trồng quốc gia do Trung tâm Tài nguyên thực vật làm đầu mối. Các giống thuộc nhóm nguồn gen: Cây ngũ cốc, cây đậu đỗ, cây rau và gia vị, cây có củ, cây ăn quả và cây công nghiệp, cây thức ăn chăn nuôi và cây cải tạo đất, cây hoa, nấm ăn và nấm dược liệu.

Bài liên quan
Năm hổ bàn về hình tượng “chúa sơn lâm” trong văn hóa Việt Nam
Ở Việt Nam, quan niệm xa xưa đã mặc định hổ là chúa tể của muôn loài muông thú. Hình tượng của hổ trong văn hóa dân gian không chỉ đặc sắc, mà còn đa dạng ở nhiều cạnh khác nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những giống cây có một không hai ở Việt Nam