Mọi người thường biết tới gạo lứt với lợi ích quen thuộc nhất là giảm cân. Bản thân việc giảm cân, kiểm soát cân nặng của gạo lứt cũng đã giúp ích rất nhiều cho bảo vệ, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cơm gạo lứt tốt cho tim mạch, giảm cân nhưng không thể thay thế hoàn toàn gạo trắng (Ảnh minh họa)
Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Ngoài chất xơ, các chất như phytosterol, carotenoid, acid omega 3… trong gạo lứt cũng có tác dụng ngăn cản ngưng kết các tiểu huyết cầu, giảm cholesterol xấu, tăng bài tiết chất béo, tăng hàm lượng cholesterol tốt… nên bảo vệ tim mạch.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, tiêu thụ nhiều gạo lứt giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là bệnh mạch vành. Bởi không chỉ là thực phẩm giàu chất xơ, gạo lứt còn chứa lignans, đây cũng là hợp chất có thể giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim bao gồm giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm độ cứng của động mạch.
Gạo lứt cũng giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm tốt cho sức khỏe trái tim. Hàm lượng magie cao có trong gạo lứt là đảm bảo giữ sức khỏe cho mạch vành, nhờ làm nguy cơ đột quỵ và suy tim. Loại gạo lứt tốt nhất cho tim mạch là gạo lứt đen, càng tốt hơn khi còn nguyên cám. Tuy nhiên, không nên dùng gạo lứt thay thế hoàn toàn gạo trắng, cũng không nên ăn quá nhiều và nhớ nấu chín kỹ để tốt cho tiêu hóa.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ giàu hoạt chất thực vật. Nên nếu chúng ta ăn mộc nhĩ đúng cách, vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của tim mạch. Nó rất hiệu quả trong việc giảm độ nhớt của máu, tăng tuần hoàn máu, cải thiện đưa máu lên não. Đồng thời, mộc nhĩ giúp giảm cholesterol trong máu, kiểm soát cân nặng và giúp da hồng hào, tươi sáng hơn nhờ lưu thông máu tốt.
Đặc biệt, mộc nhĩ như “nhân sâm đen” đối với những người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não, tăng huyết áp... Thực phẩm này giúp phòng tránh tình trạng tắc, vỡ mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường trí nhớ và hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim hay tai biến.
Ngoài ra, mộc nhĩ chứa nhiều thành phần như lecithin, cephalin, cephalin hay plasmalogen… Đây đều là các dưỡng chất có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol trong gan, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch. Chất Polysaccharide có trong mộc nhĩ có khả năng ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian máu không đông trong ống nghiệm và cơ thể sống.
Ăn mộc nhĩ ngâm lâu, ngâm qua đêm có thể gây ngộ độc, mang tới nhiều bệnh tật (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nên nhớ không ăn mộc nhĩ tươi, không ngâm mộc nhĩ quá 8 giờ đồng hồ, nhớ rửa sạch và nấu chín khi ăn. Người bị đông máu, loãng máu, phụ nữ có thai, có vấn đề về tiêu hóa… tốt nhất là không ăn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng có thể ăn được.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, Daily Mail