Giáo dục đại học: Thách thức và cơ hội

Phương Liên | 18/10/2022, 19:17
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, giáo dục đại học là lĩnh vực dịch vụ đặc biệt, người học là khách hàng đặc biệt, không thể nhận được sản phẩm ngay mà sau 4-5 năm, thậm chí nhiều năm nữa mới đánh giá được chất lượng.

Thứ nhất,trong quan hệ thị trường, nhu cầu của thị trường kinh tế xã hội đối với nguồn nhân lực trình độ cao tính từ đại học, sau đại họcchưa như các nước khác. Yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấutrình độ, chúng ta nhìn thấy quy mô đào tạo đại học, sau đại học thấp nhưngtỉ lệ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ còn thấp nữa.

Thứ hai, do nguồn cung liên quan đến năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Năng lực hạn chế bởi nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính cũng sẽ bó hẹp khiến không tăng nhanh số lượng được.Đồng thời, chính chất lượng của các cơ sở giáo dục đại họcchưa đồng đều, mặc dù nhiều biến chuyển, nhiều thành tích thời gian quanhưng chúng ta còn phảisuy nghĩ rất nhiều về vấn đề chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Thứ ba, là vấn đề người học, họ luôn cân nhắc lợi ích giữa chi phí với lợi ích đạt được. Lựa chọn trường này hay trường kia, trong nước hoặc ngoài nước, thậm chí là đi học hay không đi học.Và đặc biệt, nếu người học chưa tin tưởng chất lượng thì số lượng không thể tăng được.

Cả 3 yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng nhìn chung, nguồn lực phát triển giáo dục đại họcchưa tương xứng với yêu cầu phát triển quy mô và chất lượng.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, trong mộtvài năm vừa qua, điều đáng mừng là số lượng và chất lượng học đại học tăng tốt. Giai đoạn 7, 8 năm trước 2019, 2020, số lượng, quy mô học đại học không những không tăng mà còngiảm, nhưng 2 năm gần đây quy mô vào đại học lại tăng khá.

Liên quan đến các ngành học, một số ngành học truyền thống ở ngay cả trường truyền thống nhưng do nhu cầu xã hội thay đổi, yêu cầu của thị trường xã hội đã khácnên ngành học thiếu hấp dẫn hơn. Có những ngành như công nghệ thông tin những năm gần đây nhu cầu rất lớn nhưng năng lực các trường không đáp ứng được về quy mô.

"Chúng ta biết giáo dục đại học là lĩnh vực dịch vụ đặc biệt, người học là khách hàng đặc biệt, không thể nhận được sản phẩm ngay mà sau 4-5 năm, thậm chí nhiều năm nữamới đánh giá được chất lượng. Trường truyền thống có đổi mới mạnh mẽ thì ngày càng thu hút được sinh viên, nhưng cũng có trường truyền thống mà chiến lược phát triển thương hiệu không tốt cũng sẽ gặp khó. Trong khi đó, có những trường mới nếu có chính sách hợp lý thì thu hút nhiều người học. Đâylà thực trạng giáo dục đại họctrong thời gian qua", Thứ trưởng Bộ GD&ĐTHoàng Minh Sơn lý giải.

Cần điều chỉnh tốt cân bằng cung cầu

GS.TSKH Đặng Ứng Vận, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Văn phòng Chính phủ nhận định: Thực tế tỉ lệ sinh viên so với toàn dân hiện nay của Việt Nam thể hiện rất rõ cân bằng cung cầu. Có hai nguyên nhân cho vấn đề này.

Giáo dục đại học: Thách thức và Cơ hội - Ảnh 5.

GS.TSKH Đặng Ứng Vận, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Văn phòng Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Thứ nhất, sức hấp dẫn của giáo dục đại học đối với thế hệ trẻ giảm sút. Trước đây, khi thi đại học, nhiều người thi và một người đỗ, được vào đại học là một vinh hạnh rất lớn, rất hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện nay khi chúng ta mở rộng và thậm chí là mở rộng quá mức nên sinh viên vào các trường đại học bây giờ không thấy háo hức như trước, học thế nào cũng vào được đại học, không vào được các trường top đầu thì sẽ vào các trường có chất lượng thấp hơn. Điều này làm giảm động lực học tập của các em học sinh. Đánglo ngại hơn là khi các em vào trường mà không có động lực học tập thì sẽ rất khó khăn. Cùng với đó, mức lương khi sinh viên tốt nghiệp ra trường được trả quá thấp, ví dụ như ngành giáo dục mầm non vẫn chỉ trả lương trung cấp, như vậy khó có thể có cơ cấu giáo dục mầm non tốt?

Thứ hai, sức tiêu thụ các sản phẩm giáo dục đại học theo đúng nghĩa của nền kinh tế Việt Nam hiện nay không cao. Vì hiện nay chúng ta vẫn tăng trưởng dựa trên lao động giá rẻ, còn với những ngành công nghiệp cao cấp hơn vẫn chưa có các doanh nghiệp mang tính quyết định nền kinh tế như Samsung, Apple... mà chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Và nếu đã là doanh nghiệp nhỏ vừa vừa thì mỗi doanh nghiệp có một nhu cầu nhân lực riêng, trường đại học khó có thể đáp ứng được. Các trường chỉ có thể đào tạo cho sinh viên các kiến thức nền tảng, cơ bản để khi đến làm tại các doanh nghiệp sẽ thích nghi tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Một vấn đề nữa đối với các trường đại học hiện nay là khi có ngành nghề nào đó mà dễ được tuyển dụng thì các trường sẽ “ào ào” mở lớp nhưng vì chúng ta chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên lượng nhân sự cần thiết không lớn, chỉ cần đào tạo một, hai năm ngành đó không tuyển sinh được nữa. Điều này cho thấy việc đào tạo của các trường hiện đang nhanh bị bão hòa do nền kinh tế chưa tiêu thụ hết các sản phẩm đào tạo có lượng đầu ra lớn như vậy.

Vì vậy, theo GS.TSKH Đặng Ứng Vận, chúng ta chỉ cần điều chỉnh tốt cân bằng cung cầu. Vì nếu tiếp tục mở thêm trường để tăng tỉ lệ sinh viên so với số dân thì vẫn sẽ xảy ra thách thức như hiện nay, đồng thời gây khó cho các trường cũ khi tuyển sinh. Chúng ta chỉ cần có biện pháp để tăng sức hấp dẫn của các sản phẩm đào tạo, của các trường đại học thì tự khắc sẽ chuyển dịch sang mức cầu cao hơn.


Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/giao-duc-dai-hoc-thach-thuc-va-co-hoi-102221018174130923.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/giao-duc-dai-hoc-thach-thuc-va-co-hoi-102221018174130923.htm
Bài liên quan
Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục đại học: Thách thức và cơ hội