Giáo dục tình yêu lịch sử, văn hóa và bản sắc của dân tộc cho học sinh

23/12/2022, 17:17
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mỗi một ngôi trường phổ thông đều có những cách riêng để bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với lịch sử, văn hóa địa phương, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc. Đặc biệt, thông qua những hoạt động thực tế sẽ giúp học trò có những những trải nghiệm thật nhất để các em có thể hiểu, khám phá về các kiến thức văn học, lịch sử, địa lý.

Giáo dục tình yêu lịch sử, văn hóa và bản sắc của dân tộc cho tuổi trẻ - Ảnh 1.

Cô và trò HES cùng hành trình trải nghiệm “Không gian văn hoá Hà Nội trong lòng Hoà Lạc” - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội dung Chương trình giáo dục địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương… Các tiết giáo dục địa phương sẽ đưa học trò đến với những trải nghiệm thật nhất để các em có thể hiểu, khám phá về các kiến thức văn học, lịch sử, địa lý...

Giáo dục tình yêu lịch sử, văn hóa và bản sắc của dân tộc cho tuổi trẻ - Ảnh 2.

GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội giao lưu chia sẻ cùng các em học sinh - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Hôm nay, 23/12, Trường THPT Khoa học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức hoạt động ngoại khóa Giáo dục địa phương "Không gian văn hóa Hà Nội trong lòng Hòa Lạc" nhằm bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với lịch sử, văn hóa địa phương, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung thông qua những hoạt động trải nghiệm thực tế.

Theo dòng lịch sử, tại không gian rộng lớn của đô thị ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đã trưng bày các tác phẩm video, các tấm hình, ý tưởng cho các gian trại của từng lớp do chính cô và trò HES thực hiện.

Những tác phẩm tái hiện lịch sử Hà Nội qua những tên gọi; làm sống lại các công trình kiến trúc từ kiến trúc cổ trung đại (di tích Cổ Loa, Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long) đến quần thể phố cổ Hà Nội; từ một số công trình kiến trúc thời Pháp thuộc đến Cụm di tích văn hóa Ba Đình (Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình- Nhà Quốc hội) và các công trình kiến trúc đương đại mang hơi thở của cuộc sống hôm nay.

Giáo dục tình yêu lịch sử, văn hóa và bản sắc của dân tộc cho tuổi trẻ - Ảnh 4.

Trong không gian đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc có cả một khu phố đặc biệt đưa các em học sinh trở về với nền văn hóa Việt Nam thời phong kiến và thuộc địa - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Bên cạnh đó là những khám phá về các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, mĩ thuật, nhiếp ảnh, văn học, các làng nghề truyền thống như: Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan và kí ức về chợ Tết Hà Nội - Làng hoa, những gánh hàng rong đường phố, kí ức thời kì bao cấp- nhà tập thể.

Nếp sống thanh lịch của người dân Hà thành cũng hiện hữu qua trang phục thanh tao, nghệ thuật ẩm thực tinh tế…

Giáo dục tình yêu lịch sử, văn hóa và bản sắc của dân tộc cho tuổi trẻ - Ảnh 5.

PGS.TS. Nguyễn Thị Hương mong muốn chuyên đề giáo dục địa phương đem đến cho toàn thể học sinh nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử, văn hóa Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Nam

PGS.TS. Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Việc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm trao cho học trò niềm say mê hiểu biết, tự tin lựa chọn, hành động, kiến tạo những giá trị riêng. Chương trình ngoại khóa hôm nay góp phần cụ thể hóa triết lí giáo dục của nhà trường với sứ mệnh tiên tiến, tiên phong, là nơi triển khai các mô hình và phương pháp giáo dục mới".


Bài liên quan
Giá cà phê trong nước liên tục phá kỷ lục, đang cao nhất lịch sử
Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới và hiện đang ở mức cao nhất lịch sử.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục tình yêu lịch sử, văn hóa và bản sắc của dân tộc cho học sinh